Nghiên cứu & Trao đổi

  • Nghiên cứu phát triển các bản tin ứng dụng đặc biệt của hệ thống nhận dạng tự động trong cảnh báo nguy cơ đâm va tàu thuyền

    Hệ thống nhận dạng tự động (AIS - Automatic Identification System) có chức năng tự động trao đổi các thông tin về dữ liệu tĩnh, dữ liệu động và hành trình của tàu với các tàu khác và với đài bờ phục vụ cho an toàn hàng hải. Các bản tin của hệ thống chủ yếu dành cho mục đích cung cấp, trao đổi các thông tin này, chỉ có một số ít bản tin nhị phân để phát quảng bá hay định địa chỉ, gọi là các bản tin ứng dụng đặc biệt (ASM - application specific message). Các bản tin ASM có cấu trúc riêng biệt so với các bản tin AIS thông thường, và được ứng dụng chủ yếu để thông tin về môi trường, khí tượng, thuỷ văn, trong khi đó các nghiên cứu sử dụng các bản tin này phục vụ trong cảnh báo tránh va còn hạn chế. Chính vì vậy, bài báo thực hiện nghiên cứu xây dựng cấu trúc, thuật toán tạo gói tin ASM cảnh báo nguy cơ đâm va tàu thuyền. Thực hiện thử nghiệm cảnh báo nguy cơ đâm va tàu thuyền bằng chính bản tin ASM. Kết quả cho thấy các bản tin ASM được nghiên cứu phát triển có thể cảnh báo nguy cơ đâm va như mong muốn, góp phần bảo đảm an toàn hàng hải.
    30/10/2024 Xem thêm
  • Đánh giá thực thi Phụ lục VI Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu thuyền tại Việt Nam (Phần 1)

    Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới Việt Nam và toàn cầu. Ngành hàng hải của Việt Nam và thế giới đã và đang có những tác động không nhỏ tới vấn đề này. Để giảm thiểu và ngăn ngừa nguồn gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông đường thủy, tổ chức hàng hải quốc tế đã ban hành Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra 1973 và Nghị định thư 1978 (MARPOL 73/78). MARPOL 73/78 là một công ước quốc tế quan trọng nhằm mục đích ngăn ngừa các nguồn gây ô nhiễm từ tàu biển. Phụ lục VI quy định các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn kĩ thuật tàu thuyền, tiêu chuẩn nhiên liệu sử dụng và các yêu cầu khác đối với tàu thuyền để giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của Phụ lục VI so với các Phụ lục khác của MARPOL 73/78 chậm hơn, đồng thời Việt Nam tham gia Phụ lục này của MARPOL 73/78 cũng chậm hơn so với phụ lục I và II. Từ thời điểm tham gia, Việt Nam đã tích cực thực thi các quy định của Công ước nhằm mục đích ngằn ngừa ô nhiễm môi trường không khí toàn cầu. Bài báo tập chung phân tích những kết quả mà Việt Nam đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực thi phụ lục. Đồng thời tác giả đề xuất các biện pháp giúp Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi, giảm thiểu tối đa và tiến tới ngành hàng hải không khí thải trong tương lai.

    26/08/2024 Xem thêm
  • Điều tra các nhân tố tác động đến hoạt động chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics tại khu vực Hải Phòng

    Hoạt động chuyển đổi số đang mang lại những kết quả vượt mong đợi trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên quá trình áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics còn chậm và gặp nhiều thách thức. Nghiên cứu này hướng tới việc làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến hoạt động chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics. Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 283 đối tượng khảo sát là các nhà quản lý trong các doanh nghiệp logistics. Kết quả phân tích dữ liệu đã chỉ ra rằng áp lực từ cơ quan quản lý, áp lực tiêu chuẩn hóa có tác động đáng kể đến hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp này. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý chức năng.

    19/07/2024 Xem thêm
  • Nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về tàu mặt nước tự vận hành và tác động tới quy định của quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển

    Những năm gần đây các nghiên cứu về tàu mặt nước tự vận hành hay tàu thuyền không người lái được quan tâm đặc biệt. Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, loại tàu này sẽ mang lại những lợi thế nhất định đối với ngành hàng hải thế giới như: nâng cao độ an toàn và giảm thiểu tai nạn trong hàng hải, cải thiện môi trường và giải quyết tình trạng thiếu thuyền viên, giảm các chi phí có liên quan tới vận hành và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thúc đẩy giảm phát thải khí thải toàn cầu. Bên cạnh đó là những thách thức đối với loại tàu thuyền này, một trong các thách thức đó là các vấn đề pháp lý có liên quan tới tàu mặt nước tự vận hành, địa vị pháp lý của loại tàu thuyền này và các quy định hiện hành của Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển, có thể ở một khía cạnh nào đó các quy định của Quy tắc sẽ phải có sự sửa đổi để phù hợp với loại tàu thuyền này trong tương lai. Bài báo đề cập tới những vấn đề có liên quan tới tàu mặt nước tự vận hành, phân tích và đánh giá sự phù hợp của các quy định hiện hành đồng thời đánh giá tác động của loại tàu này đối với các quy định của Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển. Các phân tích, đánh giá này sẽ là cơ sở cho sự định hướng sửa đổi, bổ sung các quy định trong Quy tắc này trong tương lai để phù hợp với tàu mặt nước tự vận hành.

    22/05/2024 Xem thêm
  • Phân tích tác động tổng thể của chuyển đổi số đến hoạt động của tàu biển

    Thời kỳ hiện đại, thường được gọi là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay Công nghiệp 4.0, được đặc trưng bởi sự tích hợp của các công nghệ biến đổi như Internet of Things (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI). Đáng chú ý, các dự án hợp tác như đóng tàu tự hành Yara Birkeland của Kongsberg Maritime và Yara, tích hợp AI, Dữ liệu lớn và IoT, minh họa cho việc đón nhận những tiến bộ công nghệ của ngành. Do đó, lĩnh vực vận tải biển hiện đang đi sâu vào kỷ nguyên số hóa, được đánh dấu bằng nghiên cứu sâu rộng về các công nghệ nền tảng như hàng hải tự động. Tuy nhiên, một phân tích toàn diện về tác động tổng thể của số hóa, đặc biệt là liên quan đến an toàn hàng hải, vẫn khó nắm bắt. Nghiên cứu này tìm cách giải quyết khoảng trống này, nhằm đánh giá tác động của số hóa đối với hoạt động của tàu. Bằng cách xem xét kỹ lưỡng các chiến lược vận tải biển được các quốc gia, công ty và tổ chức lớn áp dụng, nghiên cứu đi sâu vào những trở ngại cản trở quá trình số hóa và đánh giá các biện pháp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) để vượt qua những thách thức này.

    23/04/2024 Xem thêm
  • Xây dựng hệ thống bảo trì theo kế hoạch cho tàu huấn luyện VMU Việt – Hàn

    Bài báo đề xuất triển khai Hệ thống bảo trì theo kế hoạch (PMS) dựa trên chương trình máy tính cho tàu huấn luyện VMU Việt-Hàn. PMS là một hệ thống lập và triển khai kế hoạch bảo dưỡng tàu theo định kỳ theo quy định của nhà sản xuất và Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code). Việc triển khai PMS trên máy tính cho phép lập kế hoạch và thực hiện công tác bảo trì một cách hiệu quả. Điều này không những giúp đảm bảo an toàn, tin cậy trong quản lý, khai thác máy móc, mà còn giảm nhẹ khối lượng công việc cho thuyền viên.

    22/12/2023 Xem thêm
  • Rủi ro hàng hải: Tổng quan và xu hướng nghiên cứu

    Hệ lụy không mong muốn của các rủi ro hàng hải như tai nạn, cướp biển, thời tiết khắc nghiệt bất thường, đâm va tàu thuyền,… là thiệt hại đối với con người, môi trường, các tài sản hàng hải nói chung, sự an toàn và an ninh của đường thủy, bến cảng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về nâng cao an toàn hàng hải nhưng những bài viết hay các đánh giá về rủi ro hàng hải còn rất hạn chế. Đặc biệt là tại Việt Nam. Bài báo cung cấp cái nhìn tổng quan về các hoạt động nghiên cứu này tại Việt Nam và trên thế giới. Các phương pháp tổng hợp nghiên cứu chủ yếu được phân thành ba nhóm chính: thống kê, lý thuyết, mô phỏng và các mô hình tối ưu hóa.

    20/11/2023 Xem thêm
  • Vai trò của Unclos trong việc kiểm soát ô nhiễm dầu tàu trên các vùng biển khác nhau

    Đặc điểm của ô nhiễm dầu tàu là thường xảy ra trên vùng biển rộng lớn, liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, luật pháp quốc tế sẽ phải phát huy vai trò của mình trong việc kiểm soát ô nhiễm dầu tàu. Một câu hỏi đặt ra là pháp luật quốc tế sẽ kiểm ô nhiễm dầu tàu tại vùng biển khác nhau như nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế của một quốc gia như thế nào? Trên vùng biển quốc tế ra sao? Hay đối với tàu treo cờ thuận tiện sẽ có tác động gì? Bên cạnh đó, quy định quốc tế liên quan đến vấn đề quyền tài phán chung chủ yếu là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (Unclos). Unclos cung cấp khung pháp lý cho thực hiện các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn đối với ô nhiễm biển do nguồn tàu bằng cách xác định các đặc điểm và phạm vi quyền tài phán của một quốc gia trong các khả năng khác nhau. Bài viết này sẽ phân tích các quy định liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn tàu của Unclos để giải quyết các câu hỏi trên.

    19/10/2023 Xem thêm
  • Những rào cản đối với việc áp dụng năng lượng tái tạo cho các cảng biển tại khu vực Hải Phòng (Phần 2)

    Những rào cản đối với việc áp dụng năng lượng tái tạo cho các cảng biển tại khu vực Hải Phòng (Phần 2)
    21/09/2023 Xem thêm
  • Đặc thù của khung pháp lý đầu tư xây dựng mới cảng biển, minh họa qua dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện – hợp phần B – giai đoạn khởi động

    Xây dựng mới cảng biển là chủ trương đúng đắn để phát triển kinh tế theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để một dự án xây mới cảng đi vào vận hành thành công sinh lời, các đặc thù về tiêu chuẩn kĩ thuật hàng hải, yêu cầu về quy mô vốn lớn là không thể bỏ qua. Khung pháp lý áp dụng để xây dựng mới cảng biển phải dựa trên hai đặc thù trên. Tuy nhiên, điều then chốt là quá trình để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp đặt trong mối lo ngại đảm bảo bảo an ninh quốc phòng là một điều đáng bàn đòi hỏi khung pháp lý phải có sự hài hoà hoá sát chặt. Dự án Cảng cửa ngõ Lạch Huyện, Hải Phòng - hợp phần B khai thác cảng nước sâu là một dự án quan trọng của nền kinh tế cảng khu vực miền Bắc sẽ minh họa sự hài hoà hoá pháp luật với thực tiễn hàng hải của khung pháp lý áp dụng.

    18/08/2023 Xem thêm
  • Phân tích so sánh hiệu quả khai thác của các bến cảng container khu vực cảng biển Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2022

     

    Hiệu quả khai thác đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khai thác của các bến cảng nói chung và bến cảng container khu vực cảng biển Hải Phòng nói riêng. Đứng trước bối cảnh Việt Nam đang hội nhập toàn cầu nhanh chóng về nhiều phương diện, đặc biệt là kinh tế, hiệu quả khai thác của các bến cảng container khu vực cảng biển Hải Phòng là một yếu tố cốt lõi cần được đánh giá kỹ để có định hướng và quy hoạch rõ ràng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Bài nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích so sánh hiệu quả khai thác tương đối của 15 bến cảng container tại khu vực Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022 thông qua phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA với 02 mô hình CCR và BCC bằng phần mềm R. Kết quả cho thấy bến Greenport, bến Hải An, bến Tân Vũ có hiệu quả khai thác cao nhất trong 15 bến cảng container được lựa chọn giai đoạn 2016-2022, còn bến Đoạn Xá, bến Tân Cảng - HICT thì ngược lại. Nghiên cứu này là một sự đóng góp của nhóm tác giả tới các nghiên cứu về hiệu quả khai thác cảng biển Việt Nam và có thể là một cơ sở tham khảo cho các cấp quản lý thuộc Sở, Ban, Ngành liên quan đến cảng biển Hải Phòng xây dựng các chính sách phát triển, định hướng quy hoạch phù hợp với địa phương, đất nước trong thời kỳ tới.

    21/07/2023 Xem thêm
  • Những rào cản đối với việc áp dụng năng lượng tái tạo cho các cảng biển tại khu vực Hải Phòng (Phần 1)

    Ứng dụng năng lượng tái tạo xây dựng Cảng xanh gắn liền với phát triển bền vững là một trong những mục tiêu trọng tâm của Việt Nam, không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn giải quyết được bài toán bảo vệ môi trường. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp Delphi để điều tra các yếu tố cản trở việc triển khai áp dụng năng lượng tái tạo của các doanh nghiệp cảng. Nghiên cứu đã phỏng vấn mười hai chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải thông qua hai vòng đánh giá. Kết quả cho thấy có 6 rào cản chính đối với các doanh nghiệp trong quá trình triển khai áp dụng năng lượng tái tạo vào Cảng biển. Từ đó, có được những thông tin quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp thiết thực để hiện thực hóa việc cải thiện sử dụng năng lượng tái tạo trong Cảng xanh.
    21/06/2023 Xem thêm
  • Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp vận tải biển

    Các công ty vận tải biển thúc đẩy số hóa vì tương lai của ngành hàng hải và nỗ lực thiết lập chiến lược của họ đã và đang được tiến hành. Việc xem xét các tầm nhìn và chiến lược đó liên quan đến số hóa sẽ có lợi để hiểu rõ hơn về con đường mà ngành hàng hải đang hướng tới. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các đặc điểm của nhóm kế hoạch tương lai thông qua đánh giá định tính và đặc biệt tập trung vào các tác nhân thương mại hàng hải chính, dựa trên các kế hoạch hành động liên quan của các công ty vận tải biển đã được thu thập trực tuyến. Kết quả nổi bật của nghiên cứu này là các công ty vận tải biển lớn đã áp dụng số hóa để tăng hiệu quả chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    19/05/2023 Xem thêm
  • Thực trạng và đề xuất giải pháp tối ưu hóa luồng lưu chuyển container rỗng tại khu vực miền Bắc Việt Nam

    Container hóa trong thương mại quốc tế là một xu thế mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế như: tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo thuận lợi cho các khâu trong việc chuyên chở và giao nhận hàng hóa. Trước tình hình chung đó, cuộc cách mạng số chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp logistics nâng cao hiệu quả nhằm mở rộng thị trường và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số. Có thể thấy, việc ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào quá trình khai thác container, nhằm tối ưu hoá luồng lưu chuyển là một giải pháp sáng tạo - đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của lĩnh vực logistics trong bối cảnh 4.0. Nghiên cứu này tập trung đề xuất giải pháp công nghệ nhằm khắc phục các thực trạng tồn đọng liên quan đến luồng lưu chuyển vỏ container tại khu vực miền Bắc Việt Nam - Cổng thông tin ContainerRounduse (CR).
    24/04/2023 Xem thêm
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của lưu huỳnh trong nhiên liệu và tải động cơ tới sự phát thải hạt của động cơ diesel tàu thuỷ

    Sự phát thải hạt từ động cơ diesel tàu thuỷ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và sức khoẻ con người đặc biệt là khu vực cảng. Để hiểu rõ hơn về sự phát thải từ động cơ diesel tàu thuỷ, các mẫu hạt trong khí xả của động cơ diesel tàu biển được thu thập ở các chế độ tải và nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh khác nhau bằng phin lọc quartz fiber filters và hệ thống lấy mẫu pha loãng một phần, sau đó được phân tích để đánh giá sự ảnh hưởng của nhiên liệu và chế độ tải tới sự phát thải hạt của động cơ. Kết quả cho thấy, sự phát thải hạt phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, và chế độ tải của động cơ. Khi hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu giảm từ 1.01% về 0,5% lượng phát thải hạt trong bình giảm từ 0,94 về 0,61 g/kW.h Khi động cơ khai thác ở chế độ tải thấp 15%, lượng phát thải hạt cao hơn gấp gần 2 lần ở chế độ tải cao. Ở chế độ tải 50 - 60% tải, lượng phát thải hạt là thấp nhất khoảng 0,51g/kW.h cho nhiên liệu 0,5% lưu huỳnh và 0,77g.kW/h cho nhiên liệu 1,01% lưu huỳnh.

    24/03/2023 Xem thêm