Mùa xuân và lễ hội

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử - cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo và gần 30 lễ hội du nhập.  Lễ hội Việt Nam nói chung và lễ hội vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, thường bắt đầu từ ngay sau Tết Nguyên đán và kéo dài đến tháng 10 âm lịch.
Trong không khí Xuân của mùa xuân Nhâm Dần này, Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam xin giới thiệu những bức ảnh “Mùa xuân và lễ hội” của phóng viên Tạp chí - nhà báo Nguyễn Văn Học.

Theo phong tục, trước khi đón xuân mới, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân trồng cây nêu trước cửa nhà. Hình ảnh trồng cây nêu tại đình So – di tích quốc gia đặc biệt thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Lễ hội giằng bông của làng Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra vào ngày 06/02 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, ai cướp được cây bông (hoặc chạm vào) sẽ sinh quý tử
Lễ hội truyền thống cầu mưa của nhân dân xã Lạc Hồng thuộc huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, được tổ chức từ ngày 06 - 08/3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội gắn với tín ngưỡng cầu mưa, được mùa của nhân dân ta
Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), tổ chức vào trung tuần tháng Tư âm lịch hằng năm). Lễ hội là nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây được xem là lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam
Lễ hội đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), diễn ra vào 14 đến16/5 âm lịch. Tương truyền, đây là ngày Đức Thánh Chèm khao quân

Nguyễn Văn Học