Tàu chiến Pháp hoạt động ở Bắc Kì giai đoạn 1883-1886

Vài nét về bối cảnh lịch sử và sự ra đời “Đội tàu chiến Bắc Kì”

Lịch sử Việt Nam giai đoạn chống thực dân Pháp 1858 – 1954 cho thấy một chân lí lịch sử, dù nước Pháp  chiếm ưu thế vượt trội so với nước ta về công nghệ, vũ khí, tàu chiến, nhưng kết quả nước Pháp xâm lược vẫn là nước bại trận, sau chiến thắng của ta ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Ngay sau khi “khai hỏa” chính thức xâm lược nước ta, ngày ngày 1/9/1858, thời điểm nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, uy hiếp cửa ngõ phía Nam của kinh đô Huế đe dọa sự tồn vong của triều đình nhà Nguyễn thì liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã sử dụng nhiều tàu chiến hiện đại.

Trong cuộc xâm chiến Bắc Kì thời kì 1883-1886 được Pháp gọi là “Chiến dịch Bắc Kì”, thêm nhiều tàu chiến được sử dụng. Khoảng giữa năm 1883, Pháp thành lập Đội tàu chiến Bắc Kì với mục đích để bình định các dòng sông và vùng nước ở đông bằng Bắc Bộ Việt Nam và hỗ trợ di huyển quân viễn chinh Bắc kì của Pháp. Đó là các tàu chiến: Éclair,  Fanfare, Mutine, Pluvier, Surprise, Yatagan.

Tàu Pluvier tham chiến trong trận chiếm thành Nam Định ngày 27 tháng 3 năm 1883. Đây là cuộc chiến đấu giữa quân triều đình nhà Nguyễn với quân Pháp (do Henri Riviere chỉ huy). Với ưu thế vũ khí của hạm đội pháo thuyền Pluvier và một tiểu đoàn thủy quân đánh bộ, thành Nam Định đã rơi vào tay quân Pháp trong một trận chiến ngắn ngủi.

 Tàu chiến Pluvier còn cùng với các tàu Éclair,  Fanfare tham gia vào các trận đánh của thực dân Pháp với quân triều đình nhà Nguyễn tại trận Phủ Phú Hoài (15/8/1883), trện Palan (1/9/1883), chiến dịch Sơn Tây (tháng 12/1883), chiến dịch Tuyên Quang (1884-1885)

Bên cạnh việc quản lý các tuyến đường thủy nội địa của Bắc Kỳ, các tàu của Đội tàu chiến Bắc Kì cũng được sử dụng để hỗ trợ gần cho các hoạt động của quân viễn chinh Pháp ở Bắc Kì và tham gia một số hành động trong vùng Đồng bằng chống lại Quân đội Cờ Đen và Quân đội Quảng Tây và Vân Nam Trung Quốc.

Charles Édouard Hocquard – tác giả bộ ảnh về hoạt động của quân viễn chinh Pháp tại Bắc Kì giai đoạn 1883-1885

Charles Édouard Hocquard  vốn là một  bác sĩ nhãn khoa sinh ngày 15-1-1853 tại Meurthe et Moselle Pháp, ngày 15-2-1884 Hocquard ông có mặt ở vịnh Bắc bộ trong đoàn quân viễn chinh Pháp trong vai trò của một bác sĩ quân y, bổ sung cho mặt trận sau khi thành Hà Nội đã bị thất thủ lần thứ hai hơn 2 năm (25 tháng 4 năm 1882). Vốn là người đã từng làm truyền thông và say mê chụp ảnh, khi gia nhập đội quân viễn chinh Pháp sang Đông Dương, với nhiệm vụ làm bác sĩ lưu động trong quân đoàn lục quân của tướng Millot, Hocquard không quên mang theo đầy đủ dụng cụ chụp, rửa ảnh gồm máy chụp, buồng tối, đèn, chân máy, hóa chất hãm, rửa ảnh…như dụng cụ chiến tranh cần có của một người lính bộ binh. Thời gian tham gia quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương (1883-1885) Hocquard đã chụp hơn 400 bức ảnh về tàu chiến, quân viễn chinh Pháp cũng như sinh hoạt dân gian, cảnh quan làng quê cũng như phố thị tại Bắc Bộ… 6 bức ảnh về Đội tàu chiến Bắc Kì mà tạp chí Công nghiệp tàu thủy giới thiệu dưới đây cũng được chụp trong thời gian đó, chủ yếu vào năm 1884, khi những con tàu này cập bến ở sông Hồng. Hocquard mất năm 1911 ở Lyon (Pháp) vì bệnh cúm.

Ngày nay, việc tìm hiểu những con tàu chiến mà thực dân Pháp đã dùng để xâm lược Việt Nam là một điều cần thiết, bởi nó không chỉ là một tư liêu quý trong hành trình tìm hiểu lịch sử dân tộc mà còn là một tham chiếu đối với những người làm công tác trong ngành đóng tàu.

Ảnh một số tàu chiến Pháp trên sông Hồng giai đoạn 1883-1886

Tàu Pluvier dài 50 m, nặng 500 tấn tham chiến ở  Bắc Kỳ từ 1880 đến 1898.

Tàu Fanfare dài dài 43,45 m, nặng 500 tấn, một chiến hạm thuyền buồm hai tầng, được đóng ở Bordeaux . Tàu Fanfare  tham chiến ở Bắc Kì từ năm 1869 đến 1890.

 Tàu  Yatagan

Tàu Surprise

Tàu Claparède Eclair

Tàu Mutine

Lí Học