Thuyền buồm cánh dơi Hạ Long xưa
Người Việt xưa ở khu vực Hạ Long thường dùng thuyền buồm cánh dơi làm phương tiện đi lại, đánh bắt hải sản.
Ngay từ khi người Pháp sang đô hộ Việt Nam, có nhiều chuyên gia Pháp đã nghiên cứu về thuyền buồm cánh dơi và nhiều nhiếp ảnh gia Pháp chụp lại hình ảnh con thuyền này, và có cả những nhiếp ảnh nghiệp dư trực thuộc các đơn vị hải quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Tiến sĩ Nguyễn Việt – Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cho biết: “Một trong những hình ảnh gây ấn tượng với người nước ngoài đến Việt Nam vào những thế kỷ trước là con thuyền buồm cánh dơi đóng theo kiểu tam bản (3 ván). Cho đến nay, số nghệ nhân giữ được bí quyết ngón nghề đóng thuyền cánh dơi 3 ván chỉ còn lác đác đếm trên đầu ngón tay, số thủy thủ lớn tuổi biết lèo lái loại buồm có thể đi trong chiều gió ngược cũng còn lại không nhiều. Trong tiến trình phát triển kỹ thuật đóng thuyền ở Việt Nam nói riêng và Giao Châu nói chung thì từ những thuyền độc mộc Đông Sơn trước công nguyên đã xuất hiện chiều hướng tách ra 2 nhánh nhằm nâng cao mạn thuyền, tăng sức chứa: Nhánh 1: Sử dụng phần thuyền độc mộc như một phần đáy tựa khung cho 2 mạn thuyền. Nhánh này sau đó phát triển thành dạng thuyền có trục xương sống - long cốt (kiel). Nhánh 2: Dàn phần đáy độc mộc thành 1 ván phẳng với kiểu lượn chuẩn ở đầu đuôi khiến cho khi uốn cong sẽ bắt khớp với ván của 1 mạn ốp. Đây chính là cốt lõi của kỹ thuật đóng thuyền 3 ván (tam bản). Các xưởng thuyền ở vùng Hà Nam, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) là một trong những nơi hiếm có hiện vẫn còn lưu giữ được cách đóng các con thuyền 3 ván dùng buồm cánh dơi truyền thống đó.”
Nghệ nhân Lê Đức Chắc đang làm việc tại xưởng của gia đình
Hiện nay, những nghệ nhân có thể đóng thuyền buồm cánh dơi Hạ Long đạt tiêu chuẩn còn rất ít. Ở Quảng Yên (Quảng Ninh), nghệ nhân Lê Đức Chắn – một trong những người hiếm hoi còn lưu giữ được kĩ thuật đóng thuyền cánh dơi vừa được Nhà nước công nhận danh hiệu Nghệ nhân nhân dân.
Dưới đây là một số hình ảnh về thuyền cánh dơi Hạ Long do người Pháp chụp giai đoạn trước 1945:
Nguyên Phong
Bài viết liên quan
- Tình cảnh thợ thuyền nước ta (22/09/2023)
- Những tàu thương mại Mỹ đầu tiên cập cảng Việt Nam (18/08/2023)
- Icon of the Seas - siêu du thuyền lớn nhất trên thế giới sắp hạ thủy (21/07/2023)
- Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí Cách mạng Việt Nam (23/06/2023)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế biển ngành vận tải biển, chủ quyền biển đảo (19/05/2023)
- Độc lạ “tour du lịch” ngắm xác tàu Titanic dưới đáy đại dương (19/05/2023)
- Đường Hồ Chí Minh trên biển: Nơi những kỳ tích xuất hiện (24/04/2023)
- Nikola Tesla – “Nhà phát minh ra thế kỷ XX” (21/04/2023)
- Vài nét về nữ tiến sĩ khoa học đầu tiên của Việt Nam (23/03/2023)
- Du lịch bản văn hóa Sin Suối Hồ (18/01/2023)