Nghiên cứu & Trao đổi

  • Giải pháp nâng cao quyền công đoàn của thuyền viên Việt Nam dựa trên bộ quy tắc ROCCIPI

    Hiện nay, hệ thống các văn bản về lao động thuyền viên và pháp luật về công đoàn tại nước ta đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn cần rất nhiều sự hài hòa hóa giữa pháp luật công đoàn chung và pháp luật về lao động hàng hải đặc thù, để giải quyết vấn đề hiệu quả của công tác công đoàn cơ sở. Bài viết đã sử dụng Bộ quy tắc Roccipi nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật pháp lý để nâng cao giá trị công đoàn trong mối quan hệ giữa người lao động đi biển, chủ tàu và cơ sở công đoàn.

    24/08/2022 Xem thêm
  • Nâng cao công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch

    Bài báo cung cấp về công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch. Do sự khác nhau về vị trí địa lý, dòng chảy, chiều cao sóng tại các sông, hồ trên cả nước và nhu cầu về phát triển, gìn giữ di sản thiên nhiên tại một số địa phương, vì vậy hiện nay trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch đang có một số địa phương tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thêm các yêu cầu về kỹ thuật và dịch vụ. Bài báo cũng nêu ra một số giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành hiện đang được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện và giải pháp trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch để giải quyết các vấn đề nêu trên.

    19/07/2022 Xem thêm
  • Một số quy định mới của IMO về an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển (Phần 1)

    Bài viết giới thiệu các quy định mới của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) liên quan đến an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển đã được các quốc gia thành viên IMO thông qua sẽ có hiệu lực trong thời gian tới và các vấn đề IMO đang thảo luận, làm việc để xem xét thông qua trong các năm tới. Mục đích chính của bài báo là giúp các tổ chức và cá nhân liên quan nắm bắt được thông tin, quy định mới của IMO để chuẩn bị triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo cho đội tàu của mình hoạt động an toàn, hiệu quả. Hoạt động an toàn và hiệu quả của đội tàu biển Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ vào nỗ lực thực hiện thành công Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

    29/06/2022 Xem thêm
  • Sử dụng mô hình IHSDM để đánh giá an toàn giao thông trên tuyến đường xuyên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng

    Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thành phố Hải Phòng đang dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối ngoài đô thị. Đặc điểm của những tuyến đường này là có địa hình phức tạp như đường xuyên đảo Cát Hải - Cát Bà (TL356), nơi tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao. Việc ứng dụng mô hình tương tác thiết kế an toàn đường bộ - IHSDM để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố hình học của tuyến đường xuyên đảo Cát Bà đến an toàn giao thông là cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này đưa ra được biểu đồ dự báo rủi ro tai nạn giao thông của tuyến đường, trên cơ sở đó đề xuất các hướng tổ chức giao thông trong quá trình khai thác tuyến đường.

    17/05/2022 Xem thêm
  • Nghiên cứu rủi ro, ảnh hưởng của sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường thủy nội địa (Phần 1)

    Trong những năm gần đây, hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm (HNH) trên đường thủy nội địa (ĐTNĐ) tại Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể; bên cạnh đó, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự cố gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù vậy, đến nay chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện về các sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động vận chuyển HNH trên ĐTNĐ và ảnh hưởng của nó đối với môi trường. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đúng đắn về tác hại của sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động vận chuyển HNH trên ĐTNĐ, từ đó có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo điều kiện cho phương thức vận tải này phát triển bền vững,…

    19/04/2022 Xem thêm
  • Khử carbon nhiên liệu hàng hải - Tương lai của vận tải biển

    Mục tiêu giảm thiểu tác động khí hậu của vận tải biển đòi hỏi nhiều giải pháp khác nhau. Để giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã chuẩn bị một số đề xuất để đáp ứng và thực hiện các yêu cầu liên quan. IMO đã đưa ra các quy định trong Phụ lục VI về ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu của Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL) với các mục tiêu giảm phát thải trong tương lai của vận tải biển quốc tế. Mục tiêu chính là đạt được sự trung hòa về khí hậu từ vận biển vào năm 2050. Một phương pháp đưa ra là khử carbon trong nhiên liệu hàng hải. Các loại nhiên liệu dự định sử dụng trong thời gian tới là nhiên liệu chuyển tiếp tạm thời, với nhiên liệu mục tiêu cuối cùng là hydro. Lượng phát thải carbon dioxide phụ thuộc vào thành phần hóa học của nhiên liệu, nhiệt trị thấp của nó và hiệu suất động cơ. Trong tương lai gần, việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hơn là quá trình chuyển tiếp cho phép mở ra kỷ nguyên hydro. Sự phát triển công nghệ để đảm bảo sự phù hợp của các nhiên liệu tiềm năng với các yêu cầu đốt cháy trong động cơ diesel hàng hải và tuabin khí, cùng với khả năng lưu trữ và cung ứng các loại nhiên liệu này, là những rào cản chính khiến chúng bị hạn chế sử dụng. Hiệu suất của động cơ diesel hàng hải đạt giá trị khoảng 50%, trong khi của pin nhiên liệu là gần 100%. Có vẻ như hydro sẽ là nhiên liệu của tương lai, kể cả trong vận tải biển. Công dụng cơ bản của hydro là trong pin nhiên liệu với hiệu suất gần như gấp đôi so với động cơ đốt trong nhiệt hiện nay.

    18/03/2022 Xem thêm
  • Phân tích độ bền kết cấu du thuyền buồm hai thân (Phần 2)

    Phân tích độ bền kết cấu du thuyền buồm hai thân (Phần 2)

    14/02/2022 Xem thêm
  • Phân tích độ bền kết cấu du thuyền buồm hai thân (Phần 1)

    Trên thế giới, tàu buồm hai thân hiện đang được sử dụng là phương tiện vui chơi, giải trí và thể thao mặt nước. Tại Việt Nam, phong trào chơi thuyền buồm cũng có nhiều tín hiệu lạc quan, khi các doanh nghiệp trong nước đã và đang nhận được đơn hàng thiết kế, chế tạo chủng loại tàu này. Về phương diện thiết kế kết cấu, phân tích kết cấu tàu hai thân nói chung và tàu buồm hai thân nói riêng luôn được quan tâm, đặc biệt là kết cấu cầu dẫn và liên kết của hai thân với cầu dẫn. Việc áp dụng kỹ thuật phân tích kết cấu thân tàu bằng phương pháp phần tử hữu hạn được cho là có tính khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay. Với kích thước tàu không lớn, mô hình phân tích có thể chạy trên các máy tính cá nhân đảm bảo độ tin cậy trong kết quả tính toán, sử dụng phần mềm ANSYS WORKBENCH. Bài báo này tập trung phân tích phần kết cấu hai thân và cầu dẫn trên cơ sở hướng dẫn của Đăng kiểm DnV- GL và trạng thái tải trọng phù hợp với Quy chuẩn quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi lần 2:2018 QCVN 72/2013 BGTVT. Kết quả đạt được giúp kỹ sư thiết kế kết cấu lựa chọn hợp lý về hình dáng tổng thể cũng như các liên kết cục bộ cho tàu buồm hai thân.

    19/01/2022 Xem thêm
  • Nghiên cứu thử nghiệm sử dụng nhiên liệu nhũ tương để giảm phát thải khí NOx trong động cơ diesel tàu thủy

    Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu thử nghiệm sử dụng nhiên liệu nhũ tương được tạo thành từ hệ thống đồng thể hóa nước và nhiên liệu diesel cho động cơ diesel tàu thủy, nhằm giảm thiểu phát thải NOx trong khí thải của động cơ, đáp ứng Phụ lục VI Công ước Marpol 73/78 về bảo vệ môi trường biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
    17/12/2021 Xem thêm
  • Đánh giá tác tác động của Chỉ số hiệu quả năng lượng đối với tàu hiện có và Chỉ thị cường độ các bon đối với đội tàu biển Việt Nam

    Lời nói đầu

    Thế giới đang phải đối mặt với sự đe dọa nghiêm trọng về biến đổi khí hậu gây ra do sự tập trung quá mức của khí nhà kính trong bầu khí quyển. Trước tình hình đó, tại kỳ họp thứ 72 của Ủy ban Bảo vệ môi trường biển (MEPC 72), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua Nghị quyết MEPC.304(72) về “Chiến lược ban đầu của IMO đối với việc giảm khí nhà kính từ tàu” với mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính từ tàu biển vào năm 2050 bằng 50% của năm 2008 và loại bỏ hoàn toàn càng sớm càng tốt trong Thế kỷ XXI này. Trên cơ sở của Chiến lược này, nhiều quy định mới về hiệu quả năng lượng của tàu đã được ban hành và thực thi như: Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng (EEDI), Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng (SEEMP). Gần đây nhất, sửa đổi, bổ sung đối với Phụ lục VI "Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ tàu" của Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (MARPOL) đã được MEPC thông qua tại kỳ họp thứ 76 (tháng 06 năm 2021) bởi Nghị quyết MEPC.328(76) và dự kiến có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2022. Trong đó, các quy định mới về Chỉ số hiệu quả năng lượng đối với tàu hiện có (Energy Efficiency Existing Ship Index (EEXI)) và Chỉ thị cường độ các bon (Carbon Intensity Indicator (CII)) được áp dụng đối với tất cả các tàu, bất kể ngày đóng, thuộc các nhóm công dụng được quy định trong Phụ lục VI với mức độ áp dụng phụ thuộc vào kích cỡ của tàu. Bài báo này tóm tắt nội dung các quy định mới vừa nêu và đánh giá tác động của chúng đến đội tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế thông qua ba nhóm công dụng phổ biến là tàu chở hàng tổng hợp, chở hàng rời và chở dầu/ hóa chất.

    19/11/2021 Xem thêm
  • Ứng dụng GIS xác định vị trí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy

    Vận tải đường thủy nội địa đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống vận tải hàng hóa của của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tuyến vận tải đường thủy có cầu và các công trình khác bắc qua có kích thước khoang thông thuyền hạn chế, nhiều đoạn cua gắt. Để đảm bảo phát triển vận tải đường thủy bền vững đòi hỏi phải đảm bảo an toàn giao thông cũng như hạn chế tình trạng tai nạn trên toàn tuyến đường thủy. Bài báo này nghiên cứu xác định các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với trường hợp tuyến đường thủy có một trong các kích thước luồng thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật dựa trên ứng dụng phân tích dữ liệu sử dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS).

    13/10/2021 Xem thêm
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định thiết kế, đánh giá trạng thái kỹ thuật và hỗ trợ điều tra tai nạn, sự cố tàu biển

    Với đặc thù của lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, từ năm 1984 - thời gian đất nước chuẩn bị mở cửa kinh tế và hội nhập quốc tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) đã có các trao đổi kỹ thuật và đào tạo đăng kiểm viên với Tổ chức Đăng kiểm Vương quốc Anh (Lloyds Register - LR). Với mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác đăng kiểm, năm 1986, Cục ĐKVN được Đăng kiểm LR tặng bộ máy vi tính đầu tiên. Trên cơ sở trang thiết bị mới này, các cán bộ kỹ thuật của Cục ĐKVN bắt tay vào viết các phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định thiết kế. Các phần mềm tự xây dựng này trong thời gian dài đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong công tác thẩm định thiết kế, đáp ứng tốt nhu cầu của công nghiệp đóng tàu và vận tải biển trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.

    15/09/2021 Xem thêm
  • Tính lượng khí thải từ đội tàu vận tải biển Việt Nam

    Vận tải biển với những ưu thế vượt trội về khối lượng và quãng đường vận chuyển đã và đang đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Với hơn 90.000 tàu thương mại, có tổng trọng tải 1,86 tỷ DWT, vận chuyển hơn 80% khối lượng hрng hóa thương mại toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, ngành hàng hải cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, phát triển đội tàu vận tải biển với 1.276 tàu, tổng trọng tải đạt 8,716 triệu DWT. Hoạt động hàng hải cũng phát thải khí độc hại gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và khí hậu toàn cầu. Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thực hiện nhiều nỗ lực để nhằm xây dựng khung pháp lý và kỹ thuật trong việc kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí độc hại từ tàu biển như Phụ lục VI MARPOL 73/78, các hướng dẫn xây dựng khung pháp lý. Hơn nữa, Việt Nam đã cam kết thực hiện thỏa thuận Paris (COP24). Vì vậy, tính toán lượng khí thải độc hại từ tàu biển Việt Nam đang là đòi hỏi cấp thiết. Trong bài viết này, phương pháp tính sẽ được phân tích và lựa chọn để tính lượng khí thải từ tàu biển Việt Nam. Kết quả tính toán cho thấy, trong năm 2019 đội tàu vận tải biển Việt Nam đã phát thải 4,03 ngàn tấn CO2, 66,27 tấn NOx, 34,47 ngàn tấn SOx, 5,29 ngàn tấn PM. Kết quả này là nền tảng để nghiên cứu, xây dựng lộ trình quốc gia và kế hoạch hрnh động để kiểm soát khí thải từ đội tàu biển Việt Nam.
    12/08/2021 Xem thêm
  • Chiến lược pháp lý áp dụng với khả năng đi biển của tàu biển trong trường hợp tổn thất hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

    Nghĩa vụ đảm bảo khả năng đi biển của tàu biển là một trong những nghĩa vụ căn bản của hợp đồng thuê tàu. Trải qua hơn 200 năm phát triển, lịch sử ngành công nghiệp hàng hải thế giới hiện đại đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của các học thuyết về khả năng đi biển của tàu biển. Bài báo nhằm mục đích sáng tỏ giá trị pháp lý của khả năng đi biển của tàu biển đặc biệt trong trường hợp phát sinh các tranh chấp liên quan ra tổn thất hàng hóa. Cụ thể, những ́ nghĩa pháp lý trên cũng sẽ được phân tích dựa theo tiến trình phát triển của các học thuyết về khả năng đi biển của tàu biển. Chiến lược pháp lý của người vận chuyển, chủ hàng sẽ được làm sáng tỏ khi áp dụng pháp luật về khả năng đi biển của tàu biển trong trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hóa vận chuyển.

    09/07/2021 Xem thêm
  • Nâng cao nhận thức về an ninh mạng đối với thuyền viên Việt Nam

    Tàu biển thương mại ngày càng được trang bị rất nhiều thiết bị, hệ thống tự động hóa, công nghệ thông tin hiện đại dựa trên máy tính và internet. Điều này cũng đồng nghĩa với việc luôn có các mối đe dọa tấn công mạng, mà hậu quả có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành hàng hải. Thuyền viên Việt Nam được trang bị khá hạn chế kiến thức về an ninh mạng. Nhiều thuyền viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về các mối nguy hiểm và hậu quả cùng các cách thức tấn công mạng nhằm vào tàu biển để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Ngay cả trong nội dung những chương trình huấn luyện an ninh cho thuyền viên (có cấp chứng chỉ), cũng chưa đề cập đến vấn đề an ninh mạng và an ninh mạng đối với tàu biển. Với mục đích nâng cao nhận thức về an ninh mạng đối với thuyền viên Việt Nam, bài báo nêu lên các cách thức đang được sử dụng để tấn công mạng cũng như làm nổi bật đối tượng yếu nhất chính là thuyền viên và đề xuất các giải pháp nhằm loại bỏ, giảm thiểu các mối đe dọa hoặc tránh phạm lỗi của một cuộc tấn công mạng. 

    10/06/2021 Xem thêm
  • Nhiên liệu hàng hải thay thế cho tương lai

    Tàu thủy thải ra ít carbon dioxide (CO2) trên mỗi tấn-hải lý so với các phương tiện vận tải khác, nhưng vẫn còn nhiều khả năng để cải thiện cả về phát thải và chi phí nhiên liệu. Không tính đến các yếu tố môi trường, nhiên liệu chiếm khoảng 60% chi phí vận hành tàu, đây chính là động lực tài chính để những người quản lý tàu nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu của tàu.

    20/05/2021 Xem thêm