Nghiên cứu & Trao đổi

  • Ứng dụng GIS xác định vị trí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy

    Vận tải đường thủy nội địa đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống vận tải hàng hóa của của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tuyến vận tải đường thủy có cầu và các công trình khác bắc qua có kích thước khoang thông thuyền hạn chế, nhiều đoạn cua gắt. Để đảm bảo phát triển vận tải đường thủy bền vững đòi hỏi phải đảm bảo an toàn giao thông cũng như hạn chế tình trạng tai nạn trên toàn tuyến đường thủy. Bài báo này nghiên cứu xác định các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với trường hợp tuyến đường thủy có một trong các kích thước luồng thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật dựa trên ứng dụng phân tích dữ liệu sử dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS).

    13/10/2021 Xem thêm
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định thiết kế, đánh giá trạng thái kỹ thuật và hỗ trợ điều tra tai nạn, sự cố tàu biển

    Với đặc thù của lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, từ năm 1984 - thời gian đất nước chuẩn bị mở cửa kinh tế và hội nhập quốc tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) đã có các trao đổi kỹ thuật và đào tạo đăng kiểm viên với Tổ chức Đăng kiểm Vương quốc Anh (Lloyds Register - LR). Với mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác đăng kiểm, năm 1986, Cục ĐKVN được Đăng kiểm LR tặng bộ máy vi tính đầu tiên. Trên cơ sở trang thiết bị mới này, các cán bộ kỹ thuật của Cục ĐKVN bắt tay vào viết các phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định thiết kế. Các phần mềm tự xây dựng này trong thời gian dài đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong công tác thẩm định thiết kế, đáp ứng tốt nhu cầu của công nghiệp đóng tàu và vận tải biển trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.

    15/09/2021 Xem thêm
  • Tính lượng khí thải từ đội tàu vận tải biển Việt Nam

    Vận tải biển với những ưu thế vượt trội về khối lượng và quãng đường vận chuyển đã và đang đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Với hơn 90.000 tàu thương mại, có tổng trọng tải 1,86 tỷ DWT, vận chuyển hơn 80% khối lượng hрng hóa thương mại toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, ngành hàng hải cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, phát triển đội tàu vận tải biển với 1.276 tàu, tổng trọng tải đạt 8,716 triệu DWT. Hoạt động hàng hải cũng phát thải khí độc hại gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và khí hậu toàn cầu. Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thực hiện nhiều nỗ lực để nhằm xây dựng khung pháp lý và kỹ thuật trong việc kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí độc hại từ tàu biển như Phụ lục VI MARPOL 73/78, các hướng dẫn xây dựng khung pháp lý. Hơn nữa, Việt Nam đã cam kết thực hiện thỏa thuận Paris (COP24). Vì vậy, tính toán lượng khí thải độc hại từ tàu biển Việt Nam đang là đòi hỏi cấp thiết. Trong bài viết này, phương pháp tính sẽ được phân tích và lựa chọn để tính lượng khí thải từ tàu biển Việt Nam. Kết quả tính toán cho thấy, trong năm 2019 đội tàu vận tải biển Việt Nam đã phát thải 4,03 ngàn tấn CO2, 66,27 tấn NOx, 34,47 ngàn tấn SOx, 5,29 ngàn tấn PM. Kết quả này là nền tảng để nghiên cứu, xây dựng lộ trình quốc gia và kế hoạch hрnh động để kiểm soát khí thải từ đội tàu biển Việt Nam.
    12/08/2021 Xem thêm
  • Chiến lược pháp lý áp dụng với khả năng đi biển của tàu biển trong trường hợp tổn thất hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

    Nghĩa vụ đảm bảo khả năng đi biển của tàu biển là một trong những nghĩa vụ căn bản của hợp đồng thuê tàu. Trải qua hơn 200 năm phát triển, lịch sử ngành công nghiệp hàng hải thế giới hiện đại đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của các học thuyết về khả năng đi biển của tàu biển. Bài báo nhằm mục đích sáng tỏ giá trị pháp lý của khả năng đi biển của tàu biển đặc biệt trong trường hợp phát sinh các tranh chấp liên quan ra tổn thất hàng hóa. Cụ thể, những ́ nghĩa pháp lý trên cũng sẽ được phân tích dựa theo tiến trình phát triển của các học thuyết về khả năng đi biển của tàu biển. Chiến lược pháp lý của người vận chuyển, chủ hàng sẽ được làm sáng tỏ khi áp dụng pháp luật về khả năng đi biển của tàu biển trong trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hóa vận chuyển.

    09/07/2021 Xem thêm
  • Nâng cao nhận thức về an ninh mạng đối với thuyền viên Việt Nam

    Tàu biển thương mại ngày càng được trang bị rất nhiều thiết bị, hệ thống tự động hóa, công nghệ thông tin hiện đại dựa trên máy tính và internet. Điều này cũng đồng nghĩa với việc luôn có các mối đe dọa tấn công mạng, mà hậu quả có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành hàng hải. Thuyền viên Việt Nam được trang bị khá hạn chế kiến thức về an ninh mạng. Nhiều thuyền viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về các mối nguy hiểm và hậu quả cùng các cách thức tấn công mạng nhằm vào tàu biển để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Ngay cả trong nội dung những chương trình huấn luyện an ninh cho thuyền viên (có cấp chứng chỉ), cũng chưa đề cập đến vấn đề an ninh mạng và an ninh mạng đối với tàu biển. Với mục đích nâng cao nhận thức về an ninh mạng đối với thuyền viên Việt Nam, bài báo nêu lên các cách thức đang được sử dụng để tấn công mạng cũng như làm nổi bật đối tượng yếu nhất chính là thuyền viên và đề xuất các giải pháp nhằm loại bỏ, giảm thiểu các mối đe dọa hoặc tránh phạm lỗi của một cuộc tấn công mạng. 

    10/06/2021 Xem thêm
  • Nhiên liệu hàng hải thay thế cho tương lai

    Tàu thủy thải ra ít carbon dioxide (CO2) trên mỗi tấn-hải lý so với các phương tiện vận tải khác, nhưng vẫn còn nhiều khả năng để cải thiện cả về phát thải và chi phí nhiên liệu. Không tính đến các yếu tố môi trường, nhiên liệu chiếm khoảng 60% chi phí vận hành tàu, đây chính là động lực tài chính để những người quản lý tàu nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu của tàu.

    20/05/2021 Xem thêm
  • Xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch cho ngành hàng hải từ khí Amoniac

    1. Khái niệm về khí Amoniac

    Amoniac (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ammoniac /amɔnjak/), còn được viết là a-mô-ni-ắc, là hợp chất của nitơ và hydro có công thức NH3 . Là một hiđrua nhị phân ổn định và hiđrua pnictogen đơn giản nhất, amoniac là một chất khí không màu, có mùi hăng đặc trưng. Nó là một chất thải nitơ phổ biến, đặc biệt là giữa các sinh vật sống dưới nước, và nó góp phần đáng kể vào nhu cầu dinh dưỡng của các sinh vật trên cạn bằng cách đóng vai trò là tiền chất của thực phẩm và phân bón. Amoniac, trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng là một chất xây dựng để tổng hợp nhiều sản phẩm dược phẩm và được sử dụng trong nhiều sản phẩm tẩy rửa thương mại. Nó chủ yếu được thu thập bằng cách tổng hợp hạ mức của không khí và nước.

    22/04/2021 Xem thêm
  • Phân tích thống kê và xác định sơ bộ công suất các động cơ của tàu AHTS dựa trên dữ liệu đăng ký tàu

    Bài báo trình bày phương pháp phân tích thống kê và xác định sơ bộ công suất của động cơ chính, công suất của các động cơ lai máy phát điện trên tàu AHTS (Anchor Handling Tug Supply). Trước tiên, trong phần đặt vấn đề, tác giả giới thiệu tổng quan về tàu AHTS và mục tiêu nghiên cứu. Tiếp theo, để phục vụ cho việc phân tích, tác giả đưa ra nguồn tham chiếu và thống kê dữ liệu. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu thống kê, tác giả đưa ra các công thức hồi quy tuyến tính mô tả mối quan hệ giữa công suất của động cơ chính và các động cơ lai máy phát điện với tham số mô-đun kích thước và lực kéo của tàu AHTS. Các công thức với độ tin cậy tương đối tốt, có thể tham khảo để xác định sơ bộ công suất của động cơ chính và công suất của các động cơ lai máy phát điện khi thiết kế sơ bộ tàu AHTS.

    19/03/2021 Xem thêm
  • Ước tính các tác động tới môi trường của tàu chở hàng bằng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm

    Bài báo này giới thiệu và áp dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho đối tượng là tàu chở hàng. Vòng đời của tàu chở hàng được chia thành năm giai đoạn: khai thác và sản xuất vật liệu, đóng tàu, khai thác, bảo dưỡng và phá dỡ. Việc áp dụng và tính toán tuân theo với các hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14040:2006. 12 chỉ số tác động tới môi trường của phương pháp CML2001 được sử dụng trong bài báo. Mô hình vòng đời và kết quả được xây dựng và thu thập dưới sự hỗ trợ của phần mềm GaBi. Kết quả bao gồm độ lớn các khí thải và độ lớn các chỉ số tác động trong các giai đoạn của vòng đời và trong toàn bộ vòng đời. Phương pháp LCA được đánh giá là mang lại cái nhìn toàn diện về tác động tới môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.

    16/12/2020 Xem thêm
  • Giải pháp “Sàn nâng – Đẩy nổi”: Hiệu quả hữu ích

    Nhiều nhà máy đóng tàu hiện nay có triền ngang phục vụ cho việc hạ thủy tàu đóng mới (xem bản vẽ kèm theo). Các triền ngang trên thường được xây dựng gồm các bộ phận chính như (1) Bãi lắp ráp tàu ở mặt bằng nhà máy có các đường ray, xe ray (3) phục vụ di chuyển tàu đóng mới tới triền ngang, cùng hệ tời kéo (6) giữ các xe triền khi hạ thủy tàu đóng mới. Triền (2) với  độ dốc nghiêng từ bãi lắp ráp xuống sâu dưới nước. Triền cũng có hệ ray nghiêng nối với hệ ray của bãi lắp ráp. Xe triền ngang hình tam giác (4), mặt ngang trên song song với bãi lắp ráp , mặt nghiêng theo mặt triền có lắp hệ bánh xe ray để hạ thủy tàu. Các xe triền có Puli nối cáp với các tời kéo (6) để di chuyển tàu hạ thủy. Tàu khi đóng xong được kéo từ bãi (1) sang triền (2) và xe triền ngang (4 ) sau đó hạ thủy bằng cách trượt xuống nước do tự trọng và hệ tời (6) giữ xe triền. Các triền ngang kiểu này chỉ có chức năng hạ thủy tàu đóng mới, không được dùng để đưa tàu từ dưới nước lên bờ để sửa chữa.

    18/11/2020 Xem thêm
  • Lựa chọn thay thế tuân thủ ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu 2020

    Chiến lược giảm phát thải khí thải từ tàu biển đến năm 2020 và không phát thải năm 2050 của IMO đòi hỏi chủ tàu, người khai thác tàu phải lựa chọn giải pháp kinh tế, đáp ứng được yêu cầu mới về nồng độ lưu huỳnh trong khí thải. Hầu hết đội tàu vận tải biển trên thế giới đang sử dụng nhiên liệu có chứa lượng lưu huỳnh cao (HSFO) là nhiên liệu không phù hợp với yêu cầu của IMO 2020. Có một số giải pháp để đáp ứng được IMO 2020 đã và đang được triển khai ở một số quốc gia như: lắp đặt thiết bị xử lý khí thải, sử dụng nhiên liệu có nồng độ lưu huỳnh thấp hơn 0,5%, sử dụng MGO hoặc nhiên liệu chưng cất theo yêu cầu ISO 8217:2017, và sử dụng nhiên liệu không chứa lưu huỳnh như LNG, LH2, NH3. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng lựa chọn. Từ đó đề xuất hướng để phát triển lựa chọn tối ưu. Kết quả nghiên cứu giúp cho chủ tàu, người khai thác tàu và các nhà hoạch định chính sách có định hướng để phát triển bền vững đối với ngành hàng hải.

    29/10/2020 Xem thêm
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường năm học 2019-2020

    Năm học 2019-2020, sau vòng bảo vệ cấp khoa/bộ môn với 94 đề tài cùng sự tham gia của 282 sinh viên đã có 19 đề tài nghiên cứu khoa học xuất sắc lọt vào vòng thi cấp Trường. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, nghiệm thu và xét tặng giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2019 - 2020. PGS.TS Phạm Xuân Dương – Hiệu trưởng Nhà trường đã dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

    18/09/2020 Xem thêm
  • Dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng đến năm 2025, 2030

    Mục tiêu của nghiên cứu này đưa ra các kết quả dự báo cho lượng hàng thông qua cảng khu vực Hải Phòng theo 3 loại hàng: hàng container, hàng lỏng, hàng khô đến năm 2025 và 2030. Để tiến hành dự báo, tiến hành thu thập số liệu hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng và các chỉ tiêu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ từ năm 2004 đến năm 2018. Trên cơ sở số liệu, xây dựng các mô hình dự báo, từ đó lựa chọn mô hình dự báo tốt nhất đó là: mô hình hồi quy bội. Với mô hình dự báo lựa chọn tiến hành dự báo lượng hàng thông qua cảng khu vực Hải Phòng đến năm 2025 và 2030, đó là các dự báo cho tổng lượng hàng thông qua cảng khu vực Hải Phòng, lượng hàng container thông qua cảng khu vực Hải Phòng, lượng hàng lỏng thông qua khu vực Hải Phòng và lượng hàng khô thông qua cảng khu vực Hải Phòng.

    20/07/2020 Xem thêm
  • ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI TÍNH NỔI CỦA THUYỀN BUỒM TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 12217-2

    Để đánh giá ổn định và phân loại tính nổi của thuyền buồm truyền thống Việt Nam có chiều dài lớn hơn 6m theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 12217-2, chúng tôi đã khảo sát tính toán 18 loại thuyền buồm để lập tỷ số giữa diện tích buồm và khối lượng thuyền đầy tải, đồng thời tính ổn định cho một chiếc thuyền buồm ba vát Quảng Ninh (PHT) đã được nêu tên trên tạp chí Wooden Boat năm 2018. Kết quả khảo sát tính toán là tài liệu tham khảo có ích trong quá trình triển khai khôi phục và phát triền thuyền buồm phục vụ cho ngành du lịch, phát triển kinh tế biển cũng như bảo tồn truyền thống hàng hải của dân tộc.  

    15/06/2020 Xem thêm
  • Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh các bến cảng container tại Hải Phòng

    Cảng Hải Phòng là cảng cửa ngõ phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ cho thành phố mà còn toàn miền Bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế vùng, cảng Hải Phòng dần phát triển trở thành trung tâm Logistics quan trọng của cả nước và khu vực. Lượng hàng hóa thông qua cảng, đặc biệt là hàng container tăng lên nhanh chóng. Các bến cảng container mới, theo đó mà cũng xuất hiện nhiều thêm, làm tăng nguồn cung dịch vụ cảng biển địa phương và phức tạp thêm môi trường cạnh tranh giữa các bến cảng container. Bài báo này tập trung nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh giữa các bến cảng container tại Hải Phòng dựa trên ứng dụng của phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả của bài báo sẽ được tiếp tục sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá xếp hạng các bến cảng container của thành phố.

    23/04/2020 Xem thêm
  • Sử dụng dầu nhiên liệu hàng hải hàm lượng lưu huỳnh thấp làm tăng phát thải muội than, gây nguy hiểm cho Bắc cực

    Trong nỗ lực làm giảm phát thải lưu huỳnh từ hoạt động vận tải biển, các tàu biển buộc phải chuyển đổi từ sử dụng dầu nhiên liệu nặng (HFO) sang dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (VLSFO). Hiện tại các nhà khoa học và các nhà môi trường đang gióng lên hồi chuông cảnh báo vì loại nhiên liệu hàng hải mới này có thể làm tăng lượng phát thải muội than (black carbon) - một chất gây ô nhiễm có hại đặc biệt đối với môi trường Bắc cực.

    19/03/2020 Xem thêm