Nghiên cứu & Trao đổi

  • Nghiên cứu đề xuất bổ sung tiêu chí nguy cơ rủi ro ô nhiễm môi trường trong Thông tư 26/2016/TT-BTNMT áp dụng cho các vùng biển có hoạt động hàng hải

    Cho đến nay Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường là văn bản pháp lí duy nhất quy định về phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển Việt Nam. Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển trong Thông tư này chưa theo nguồn tác động và kết quả của quá trình quản lí giảm thiểu rủi ro. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất thêm các tiêu chí liên quan đến nguy cơ gây ra sự cố hàng hải và quản lí rủi ro hàng hải khi phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển tại những vùng biển có hoạt động hàng hải. Dựa vào kết qua điều tra thực địa, phương pháp Delphi và tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan đến hàng hải, nhóm nghiên cứu đã đề xuất thêm hai chỉ số yếu tố gây rủi ro hàng hải (Inn) và chỉ số quản lí hàng hải, quản lí rủi ro hàng hải (Iql) khi tính toán giá trị đánh giá nguy cơ ô nhiễm môi trường biển do hoạt động hàng hải (Imđ). Các yếu tố có thể gây ra chỉ số rủi ro hàng hải như điều kiện khí tượng, thủy hải văn, địa hình, địa chất, tuổi thọ tàu thuyền, mật độ hàng hải, loại hàng hóa vận chuyển và các yếu tố quản lí rủi ro hàng hải như sự trợ giúp hàng hải, đảm bảo độ sâu, các kế hoạch, biện pháp, nhân lực ứng phó rủi ro ô nhiễm môi trường đều được đưa vào xem xét.

    25/02/2019 Xem thêm
  • Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển (Phần 1)

    Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của đại dương, để nhấn mạnh tầm quan trọng của đại dương đối với đời sống của nhân loại, Liên hợp quốc đã lấy ngày 8 tháng 6 hàng năm là ngày Đại dương thế giới với thông điệp “Đại dương của sự sống” (Ocean of Life). Sở dĩ như vậy, vì bước sang thế kỷ XXI, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ phát triển vũ bão, trước bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, nên “Vươn ra biển” đã trở thành xu thế chủ đạo của các quốc gia có biển, thậm chí một số quốc gia không có biển cũng tìm mọi cách để tiếp cận với biển, nhằm tranh thủ các điều kiện thuận lợi, nguồn tài nguyên từ biển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình.

    25/02/2019 Xem thêm
  • Vỏ tàu thuyền có thể khâu lại với nhau không?

    Ngày nay, các tấm thép của một con tàu được gắn với nhau bằng nhiều cách hiện đại như hàn TIG, hàn MIG mà xưa kia phải hàn thủ công. Ngay cả các tấm ván của thuyền gỗ dân gian hiện nay cũng được nối với nhau bằng đinh bằng mộng, các khe hở được trét xảm kín nước, chuyện khâu buộc vỏ thuyền có vẻ như việc làm  đồ chơi trẻ con. Nhưng thực ra, công nghệ nối kết vàn thuyền với nhau bằng dây đã tồn tại ở nước ta khá lâu, và ngày nay, vẫn cỏn dùng phổ biến tại Ấn Độ qua các phim của chương trình Discovery chiếu trên truyền hình. Thế giới biết tới các con thuyền khâu của ta bắt đầu từ những bản vẽ của một nhà tu hành.

    25/02/2019 Xem thêm