Vấn đề hôm nay

  • Cục CSGT: Nỗ lực đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

    Những năm gần đây, giao thông đường thủy ngày càng phát triển, kéo theo tình trạng mất an toàn cũng như số vụ tai nạn có chiều hướng gia tăng. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp chấn chỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho loại hình giao thông này.

    17/02/2020 Xem thêm
  • ẢNH HƯỞNG QUY ĐỊNH CỦA IMO 2020 ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ

    Từ ngày 01/01/2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ áp dụng quy định mức hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu hàng hải trên phạm vi toàn cầu để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí bởi khí Dioxit – lưu huỳnh (SO2) do hoạt động vận tải biển gây ra. Trong xu thế hướng đến sử dụng năng lượng sạch, IMO đưa ra quy định tàu thủy phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0,5% theo khối lượng so với mức 3,5% hiện nay. Dầu nhiên liệu hàng hải đang sử dụng phổ biến nhất có hàm lượng lưu huỳnh khoảng 2,7 %.

    Việc thực hiện quy định của IMO 2020 kể từ ngày 01/01/2020 sẽ tác động thay đổi trên chuỗi giá trị dầu mỏ. Các hãng khai thác dầu thô, các hãng phân phối dầu, các nhà máy lọc dầu, khách hàng sử dụng dầu sẽ bị ảnh hưởng tùy theo mức độ khác nhau.

    06/12/2019 Xem thêm
  • NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU VIỆT NAM: THỊ TRƯỜNG VẪN CÒN NHIỀU CƠ HỘI

    Việt Nam là một trong 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về độ dài của bờ biển ở ba hướng Đông, Nam và Tây Nam. Với những đặc điểm đó, chúng ta vẫn luôn được xác định là nước có vị trí thuận lợi trong việc phát triển ngành đóng tàu.

    05/12/2019 Xem thêm
  • Xử lý các trường hợp không tuân thủ quy định về hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu tàu biển từ ngày 01/01/2020

    LTS: Từ ngày 01/01/2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ áp dụng quy định ngưỡng lưu huỳnh mới trong dầu nhiên liệu hàng hải toàn cầu để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí bởi ôxít lưu huỳnh do vận tải biển gây ra. Trong bối cảnh hướng đến ngành năng lượng sạch, IMO đưa ra yêu cầu tàu thủy phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0,5% theo khối lượng, so với mức 3,5% hiện nay. Dầu nhiên liệu hàng hải đang được sử dụng phổ biến nhất có hàm lượng lưu huỳnh khoảng 2,7%. Yêu cầu mới này xuất phát từ khuyến nghị của một tiểu ban tại Liên Hợp Quốc (UN) hơn một thập kỷ trước và được IMO nhất trí thông qua vào năm 2016. Hơn 170 quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đã nhất trí thực hiện quy định ngưỡng lưu huỳnh mới trong dầu nhiên liệu hàng hải. Bắt đầu từ năm 2020, các tàu bị phát hiện sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 0,5% sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị chính quyền cảng lưu giữ và các quốc gia trên thế giới sẽ giám sát chặt chẽ những con tàu này. Đây là vấn đề được giới hàng hải, năng lượng và những người sử dụng các dịch vụ hàng hải quan tâm đặc biệt, bởi nó sẽ có tác động lớn đến hoạt động của họ. Xuất phát từ tính chất và đặc điểm đó, Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Xử lý các trường hợp không tuân thủ quy định về hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu tàu biển từ ngày 01/01/2020” của Th.s Vũ Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    17/10/2019 Xem thêm
  • Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam

    Theo khảo sát hằng năm của JETRO đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang  đầu tư tại Việt Nam, có gần 70% doanh nghiệp trong đối tượng khảo sát trả lời rằng “mong muốn mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam”.

    30/08/2019 Xem thêm
  • Cần có cảng biển nước sâu cho đồng bằng sông Cửu Long

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện thuận lợi về thời tiết, địa hình nhưng phát triển kinh tế - xã hội chưa xứng với tiềm năng, thu ngân sách, bình quân đầu người, điều kiện sống của người dân còn thấp so với nhiều vùng trong cả nước, một phần nguyên nhân là do kết nối hạ tầng giao thông của ĐBSCL vẫn còn yếu.

    30/07/2019 Xem thêm
  • Chi phí logistics vẫn là gánh nặng cho doanh nghiệp

    Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), logistics là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí logistics vẫn còn là một gánh nặng cho doanh nghiệp hiện nay.

    25/06/2019 Xem thêm
  • Tiềm năng cho phát triển vận tải đường thủy nội địa còn rất lớn

    Đó là nhận định của Tiến sĩ Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải Việt Nam về tiềm năng phát triển vận tải đường thủy nội địa trong thời gian tới.

    24/05/2019 Xem thêm
  • Kỳ họp lần thứ 73 của Ủy ban Bảo vệ môi trường biển (MEPC 73): NHIỀU THAY ĐỔI TRONG CÔNG ƯỚC, VĂN KIỆN

    Kỳ họp lần thứ 73 của Ủy ban Bảo vệ môi trường biển (MEPC) có sự tham dự của các phái đoàn đến từ 173 quốc gia Thành viên và các Thành viên liên kết; các đại diện của các Chương trình Liên hợp quốc, các cơ quan chuyên môn và các đơn vị khác; các quan sát viên từ các tổ chức liên chính phủ có thoả thuận hợp tác; và các quan sát viên từ các tổ chức phi chính phủ có chức năng tư vấn. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự kỳ họp bao gồm các đại diện từ Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam.

    21/05/2019 Xem thêm
  • Tổng quan về ngành đóng tàu Việt Nam

    Ngày 28/3/2019, tại Hội thảo chuyên nghành triển lãm Hàng hải - Đóng tàu Inmex 2019 từ ngày 27 đến 29 tháng 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội KHKT Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VISIA) có bài giới thiệu tổng quan về nghành đóng tàu Việt Nam.

    23/04/2019 Xem thêm
  • Vận tải biển “thoát đáy” nhanh để ổn định phát triển

    Khi Vinalines tuyên bố giảm lỗ đến 70% ở khối vận tải biển năm 2018 và các doanh nghiệp vận tải khác cho biết nhìn chung đây là một năm kinh doanh ổn định thì “con tàu” vận tải biển trong nước cập bến năm 2018 có vẻ yên bình hơn.

    21/03/2019 Xem thêm
  • Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống đường thủy nội địa

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giao thông thì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển vận tải thủy nội địa. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước về đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Tạp chí Công nghiệp Tàu thủy đã có buổi trao đổi với ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa.

     

    25/02/2019 Xem thêm
  • Tiềm năng mới của thị trường khách tàu biển

    Việt Nam có đường bờ biển dài với tiềm năng cảng nước sâu cùng nhiều điều kiện là lợi thế để Việt Nam phát triển du lịch tàu biển tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế.

     

     

    25/02/2019 Xem thêm
  • Ngành công nghiệp đóng tàu: Cơ hội mới, vận hội mới

    Ngành công nghiệp đóng tàu dân dụng luôn được xác định có vị trí không thể thiếu đối với nền kinh tế. Nhưng, trong những năm qua, toàn ngành gặp khủng hoảng do nhu cầu vận tải đường biển thế giới cũng như trong nước suy giảm mạnh. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, các công ty đóng tàu Việt Nam đã và đang từng bước tinh giản bộ máy, cơ cấu lại sản phẩm theo hướng tìm kiếm những mẫu mã thị trường có nhu cầu để quyết tâm bám trụ với nghề.

    25/02/2019 Xem thêm
  • VIỆT NAM CÓ NHIỀU THUẬN LỢI TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

    “Cách mạng công nghiệp 4.0" được kỳ vọng  giúp khoảng cách công nghệ giữa Việt Nam và thế giới được thu hẹp và mở ra nhiều cơ hội mới. Tuy nhiên, liệu chúng ta có đang kỳ vọng quá mức ở Cách mạng công nghiệp 4.0? Phóng viên Tạp chí Công Nghiệp Tàu thủy  đã có buổi trao đổi với diễn giả Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc chiến lược Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để làm rõ hơn về vấn đề này.

    23/02/2019 Xem thêm
  • Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, an ninh - quốc phòng trong tình hình mới

    TCCSĐT - Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển là tiền đề quan trọng để định hướng phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Kết quả của điều tra cơ bản làm cơ sở xác lập luận cứ khoa học, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải.

    15/02/2019 Xem thêm