Văn hóa - Du lịch

  • Thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII: Kỷ nguyên của những con cắt biển

    LTS: Tháng 5/2020, Tạp chí Tia sáng (TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển – Tia Sáng) đã đăng tải bài viết của TS. Vũ Đức Liêm với tựa đề “Thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối thể kỉ XVIII: Kỉ nguyên của những con cắt biển”. Bên cạnh những giá trị về phân tích các dữ liệu lịch sử, tác giả Vũ Đức Liêm cho thấy  trong cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn với nhà Nguyễn thì “thủy quân trở thành lực lượng chính và có ý nghĩa chiến lược tới toàn bộ cuộc chiến”. Điều đó không chỉ đúng với cuộc chiến giữa hai thế lực này mà còn đúng với nhiều cuộc chiến tranh khác trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc. Để thủy quân mạnh, tất phải có tàu chiến mạnh, quân – tướng mạnh. Nhận thấy bài báo rất có giá trị đối với khoa học lịch sử nói chung và ngành đóng tàu nói riêng, Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam xin đăng lại bài viết này.

    09/12/2024 Xem thêm
  • “Vua tàu thủy Bắc Kì” Bạch Thái Bưởi qua con mắt nhà văn Nguyễn Công Hoan

    LTS: Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông được coi là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Di sản nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan có hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học với nhiều tác phẩm đã trở thành kinh điển của nền văn học hiện thực Việt Nam như: Người ngựa – ngựa người, Kép Tư Bền, Bước đường cùng, Đống rác cũ,… Cuốn sách “Nhớ gì ghi nấy” của Nguyễn Công Hoan được viết từ năm ông lên tuổi 70 và đến những năm cuối đời. Nhà xuất bản Tác phẩm mới đã tổng kết, những nội dung chính ông nêu trong cuốn sách gồm 3 nội dung chính: 1. Những việc xảy ra trong đại gia đình mà nhà văn có lẽ muốn cho con cháu biết. 2. Một số nhân vật (những tên Tây thực dân, quan lại, địa chủ, tư sản mại bản) mà tác giả nghe biết và ghi lại. 3. Những điều tai nghe mắt thấy phần nhiều vào đầu thế kỷ này khi nhà văn đương tuổi thanh niên. Đó là những ghi chép về Hà Nội, những nơi nhà văn đã ở, làm việc và đi qua. Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dành nhiều trang sách nói về doanh nhân, “vua tàu thủy Bắc Kì” Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932), người hơn ông 26 tuổi và là một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất vào thời bấy giờ. Những trang viết của Nguyễn Công Hoan về Bạch Thái Bưởi là sự “nhớ và ghi”, là những thông tin dữ liệu lịch sử qua lăng kính của một nhà văn cùng thời với Bạch Thái Bưởi, trong đó có nhiều trang viết khen và cũng nhiều trang viết chê. Điều đó cũng phản ánh một thái độ, tinh thần rất khách quan, khoa học của Nguyễn Công Hoan khi viết về doanh nhân Bạch Thái Bưởi.

    Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam xin trích một số đoạn trong cuốn sách nói về “Vua tàu thủy Bắc Kì” Bạch Thái Bưởi của nhà văn Nguyễn Công Hoan với mong muốn cung cấp thêm cho độc giả tư liệu về một nhân vật đặc biệt của ngành đóng tàu Việt Nam này.

    18/11/2024 Xem thêm
  • Tàu chở hàng 17.500 DWT – Trường An Ship, ký hiệu thiết kế SS-12

    Tàu 17.500DWT là tàu chở hàng tổng hợp, Chủ tàu là Công ty TNHH Thương mại Vận tải Minh Thắng được thiết kế bởi Công ty Cổ phần thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt – Hàn, tàu được đóng mới tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng.
    15/11/2024 Xem thêm
  • Độc đáo lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Kô

    Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Kô là hoạt động đua thuyền cực kỳ hiếm hoi còn lưu giữ trên địa bàn Tây Nguyên, bởi những chiếc thuyền đua này được tạo ra từ thân của một cây gỗ nguyên khối.

    30/10/2024 Xem thêm
  • Ngắm thuyền buồm trên Hồ Tây năm 1954

    Hồ Tây là một thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội. Từ thời Lý - Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí. Trên mặt nước Hồ Tây, xưa kia thuyền bè ra vào nhộn nhịp. Dưới thời thuộc Pháp, người dân Hà Nội đã từng có một thói quen theo phong cách châu Âu là dùng thuyền chèo gỗ du ngoạn trên các hồ lớn, tạo nên 1 nét đẹp hòa mình với thiên nhiên và văn hóa đặc thù của thủ đô. Đua thuyền, chèo thuyền giải trí thời đó khá phổ biến trong giới thanh thiếu niên, nhất là đối với các đôi uyên ương. Hoạt động này sôi nổi đến tận giữa những năm 80 ở một số hồ như Hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu, công viên Thống Nhất, Hồ Tây,… Dưới đây là những bức ảnh tư liệu về thú chơi thuyền buồm trên Hồ Tây vào năm 1954 của tác giả Jean Péraud. Có thể, đây sẽ là những gợi ý cho những hoạt động tổ chức đua thuyền, chơi du thuyền trên cho các công ty du lịch, lữ hành, giải trí ngày nay.

    10/10/2024 Xem thêm
  • “An nam chiến thuyền thuyết” (Nói về thuyền chiến An Nam)

    Ông Lâm [Tắc Từ] nguyên Tổng đốc Lưỡng Quảng đến Trấn Hải, bàn về thuyền chiến, kiểm trong rương còn mấy bức họa đồ bèn trao cho. Kể gồm 8 loại, phân nửa là bức vẽ thuyền An Nam.
    26/08/2024 Xem thêm
  • Vài nét về siêu du thuyền Koru của tỉ phú Jeff Bezos

    Siêu du thuyền Koru được hạ thủy năm 2023, là siêu du thuyền của người giàu top đầu thế giới. Siêu du thuyền này thuộc về tỉ phú Jeff Bezos - ông chủ hãng Amazon nổi tiếng. 

    19/07/2024 Xem thêm
  • Trở lại chuyện  Bạch Thái Bưởi và vụ kiện con tàu Albert Sarraut

    Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam số tháng 9/2022 có bài của Nguyên Phong với tựa đề “Con tàu Albert Sarraut và những chuyện liên quan tới doanh nhân Bạch Thái Bưởi” (1) đã đề cập sơ bộ câu chuyện Nhà tư sản Bạch Thái Bưởi dính vào vụ kiện tụng con tàu Albert Sarraut, và cung cấp thêm nhiều hình ảnh tư liệu về con tàu này khi còn đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Ba Son. Gần đây, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 thuộc Cục văn thư và lưu trữ Việt Nam công bố bài viết 2 kì của tác giả Ngọc Nhàn với tụa đề “Bạch Thái Bưởi và vụ kiện mang tên "ALBERT SARRAUT" đã thuật lại khá tỉ mỉ và chính xác, dựa vụ kiện này, dựa trên những tài liệu lưu trữ tiếng Pháp tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1. Để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh, sâu rộng hơn về vụ việc gắn với Doanh nhân, người tiên phong trong lĩnh vực đóng tàu Việt Nam – Bạch Thái Bưởi này, Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam xin trích lược lại nội dung từ bài viết trên của tác giả Ngọc Nhàn.

    01/07/2024 Xem thêm
  • Nước Nam biết đóng tàu máy đã hơn một trăm năm nay 

    LTS: Báo chí thời Pháp thuộc có nhiều sự quan tâm đến lịch sử ngành đóng tàu của nước ta, đặc biệt về sự xuất hiện những con tàu máy, vỏ sắt từ thời Minh Mạng nhà Nguyễn. Bài viết dưới đây được đăng trên tờ báo Tràng An năm 1938, như một sự cải chính về sự nhầm lẫn của một số ý kiến đăng báo trong những năm đầu thế kỉ XX, rằng đến thời Tự Đức chúng ta mới đóng được những chiếc tàu máy.
    Tạp chí Tàu thủy Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tư liệu do Nguyên Phong sưu tầm.

    22/05/2024 Xem thêm
  • Xem lại hình ảnh những ngày đầu tiên xây dựng Cảng Ba Son

    Trên Zing.vn, tác giả Cù Dung và Minh Châu căn cứ vào các tư liệu lưu trữ cho biết: Ngày 28/4/1863, chính phủ Pháp quyết định thành lập Thủy xưởng (arsénal) Ba Son (ngày nay là Xí nghiệp Liên hợp Ba Son) để phục vụ nhu cầu sửa chữa tàu quân sự và dân sự ngày càng lớn của Pháp tại vùng Biển Đông.

    Trước đó, vào năm 1861, do khảo sát địa chất không đảm bảo để xây ụ tàu chìm lớn cố định ở vị trí đường Tôn Đức Thắng và Thảo Cầm Viên ngày nay, người Pháp phải làm tạm một ụ tàu nhỏ bằng ụ đất lắp ván gỗ dài 65 m chỉ để sửa chữa loại tàu nhỏ.

    Dưới đây là những bức hình những ngày đầu tiên xây dựng cảng Ba Son năm 1884, được sưu tầm từ Thư viện Quốc gia Pháp BNF và  Thư viện kĩ thuật số Đại học COTE D'AZUR.

    23/04/2024 Xem thêm
  • Khufu: Thuyền gỗ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới

    Tháng 8/2021, Ai Cập đưa ra thông báo rằng con thuyền cổ có tuổi đời 4.600 năm từ thời Pharaoh Khufu đã được vận chuyển đến bảo tàng Grand Ai Cập. Trước đó, con thuyền này vốn đã có nhiều năm "neo đậu" gần khu vực Kim tự tháp Giza. Đây là con thuyền được cho là thuyền gỗ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới hiện còn.

    01/04/2024 Xem thêm
  • Mùa đông đi du lịch biển Việt Nam ở đâu?

    Du lịch biển mùa đông ở Việt Nam vốn không phải là lựa chọn tối ưu với du khách, tuy nhiên, nếu nắm được các thông tin du lịch biển trên cả nước, bạn sẽ phải bất ngờ vì có những bãi biển vẫn trong xanh, nắng đẹp để thỏa thích vùng vẫy trong làn nước trong lành mát rượi. Cùng Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam điểm qua một số tỉnh, thành phố có bãi biển thiên đường ở Việt Nam nhé.

    22/12/2023 Xem thêm
  • “Bước chân trên mây” – Đôi điều đọng lại

    Giải leo núi “Bước chân trên mây” do UBND huyện Trạm Tấu – Yên Bái phối hợp với báo Pháp luật Việt Nam và Công ty Hưng Việt, tổ chức cho 100 phóng viên, nhà báo của Trung ương và địa phương trên cả nước nước diễn ra từ 29/9 đến 01/10/2023 đã thành công và để lại nhiều dấu ấn cho Ban tổ chức cũng như các vận động viên tham dự. “Bước chân trên mây” là một giải đấu đã đọng lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng vận động viên Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

    18/12/2023 Xem thêm
  • Thượng thư Trần Văn Thái – “kĩ sư” đóng chiến thuyền của hai triều đại

    Trong lịch sử đóng tàu, thuyền Việt Nam, ít có “kĩ sư” nào phục vụ đóng chiến thuyền cho hai triều đại: Tây Sơn và Nhà Nguyễn như Thượng thư Trần Văn Thái người Quảng Nam

    17/11/2023 Xem thêm
  • Tình cảnh thợ thuyền nước ta

    LTS: Năm 1925, cuộc bãi công của công nhân đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng chỉ đạo là một tiếng vang gây chấn động đối với tư sản Pháp nói riêng và chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam nói chung. Cuộc bãi công cho thấy giới hạn chịu đựng của giai cấp công nhân Việt Nam lúc đó và sự đấu tranh không khoan nhượng của công nhân Việt Nam trước sự bóc lột của thực dân.
    Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023). Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam xin đăng lại bài báo phản ánh một góc thực trạng “Tình cảnh thợ thuyền nước ta” vào năm 1925 cũng như giai đoạn trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công với mong muốn cung cấp thêm những tư liệu về người thợ thuyền Việt Nam của “đêm trước Cách mạng” để ngày nay chúng ta hiểu và thấm sâu hơn giá trị của cuộc Cách mạng giành độc lập tự do trong cuộc kháng chiến chống Pháp do Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo, đưa đường dẫn tới thành công.

    22/09/2023 Xem thêm