ẢNH HƯỞNG QUY ĐỊNH CỦA IMO 2020 ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ

Từ ngày 01/01/2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ áp dụng quy định mức hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu hàng hải trên phạm vi toàn cầu để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí bởi khí Dioxit – lưu huỳnh (SO2) do hoạt động vận tải biển gây ra. Trong xu thế hướng đến sử dụng năng lượng sạch, IMO đưa ra quy định tàu thủy phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0,5% theo khối lượng so với mức 3,5% hiện nay. Dầu nhiên liệu hàng hải đang sử dụng phổ biến nhất có hàm lượng lưu huỳnh khoảng 2,7 %.

Việc thực hiện quy định của IMO 2020 kể từ ngày 01/01/2020 sẽ tác động thay đổi trên chuỗi giá trị dầu mỏ. Các hãng khai thác dầu thô, các hãng phân phối dầu, các nhà máy lọc dầu, khách hàng sử dụng dầu sẽ bị ảnh hưởng tùy theo mức độ khác nhau.

 

QUY ĐỊNH IMO 2020 LÀ XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG TIẾN BỘ

Câu trả lời cho vấn đề trên là có và không!

Câu trả lời có, bởi vì quy định này là giảm phát thải khí SO2 sinh ra trong qua trình đốt cháy nhiên liệu thải vào bầu khí quyển. Lượng giảm phát thải khí SO2 vào khí quyển càng ít sẽ càng tốt cho môi trường.

Câu trả lời là không, cũng có căn nguyên của nó. Chúng ta đều biết quy định của IMO 2020 không mang tính toàn diện. Có hai vấn đề nổi bật trong sự việc này. Nhiều tàu biển sẽ tuân thủ công ước bằng cách đầu tư và lắp bộ lọc khí thải. Có một mối quan tâm nghiêm trọng rằng điều này có thể chuyển hướng các chất gây ô nhiễm không khí trực tiếp ra môi trường nước biển. Một vấn đề khác là quy định không có yêu cầu trách nhiệm tuân thủ đối với các nhà máy lọc hóa dầu.

Các nhà máy lọc dầu có sẵn sàng cung cấp đủ nhiên liệu theo quy định mới?

Rất tiếc, câu trả lời là không thể đáp ứng đủ, nhu cầu hàng ngày dùng cho ngành vận tải biển thế giới là khoảng 3,5 triệu thùng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh ở mức 3,5%. Các nhà máy lọc trên toàn cầu chỉ có khả năng cung cấp 1,5 triệu thùng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0.5% (dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp – VLSFO). Thực tiễn sẽ tồn tại nhu cầu sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO) đối với những tàu biển đã lắp bộ lọc khí xả, cũng như một số trường hợp không tuân thủ quy định IMO 2020 (ước tính khoảng 10% vào năm 2020). Kịch bản này có thể xảy ra khi một số chủ tàu có chủ ý gian lận, đặc biệt là tại các Chính quyền hàng hải, chính quyền cảng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, tính không tương thích của nhiên liệu VLSFO cũng có thể dẫn đến thực tế một số chủ tàu sẽ tiếp tục sử dụng HSFO trong giai đoạn đầu triển khai quy định IMO 2020. Vì vậy, hàng ngày đội tàu biển trên thế giới sẽ tiếp tục sử dụng khoảng 1 triệu thùng dầu DO (gasoil) thay thế cho VLSFO làm gia tăng chi phí nhiên liệu chi phí giá vốn vận chuyển.

TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN CUNG CẤP DẦU THÔ 

 

Điều tác động đầu tiên đối với nguồn cung cấp dầu thô là chênh lệch giá giữa dầu “chua” và dầu “ngọt” sẽ mở rộng. Dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao được chủ yếu lọc từ nguồn dầu thô “chua” khai thác từ khu vực Trung Đông đột nhiên sẽ bị mất thị trường cốt lõi khi triển khai áp dụng quy định IMO 2020. Còn ở phân khúc khác của thị trường, loại dầu thô “ngọt” dễ dàng tinh chế thành nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp sẽ được gia tăng nhu cầu. Đó chính là cú hích thị trường cho các nhà khai thác dầu thô ngọt như Brasil, Anh, Việt Nam…

Theo dự báo của các chuyên gia phân tích thị trường dầu thô, mức chênh giữa giá dầu Dubai và Brent sẽ gia tăng từ 1-3 U$D/ thùng.

Quy định 2020 sẽ tạo ra nhu cầu tăng đối với sản phẩm chất lượng cao và giá trị cao hơn. Các nhà máy lọc dầu có thể giảm giá nhập dầu chua để sản xuất dầu nhiên liệu. Các nhà máy lọc dầu của Mỹ và một số nhà máy lọc dầu mới đầu tư của Ấn độ, Trung Quốc đã đầu tư công nghệ phù hợp. Điều này trái ngược với các nhà máy lọc dầu khu vực Trung Đông vốn đã đầu tư công nghệ lọc dầu nhiên liệu HSFO và công nghệ lọc dầu đã tụt hậu. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi áp dụng quy định IMO 2020, giá cước vận tải biển sẽ tăng do chi phí nhiên liệu tăng. Tình hình thị trường vận tải biển được đánh giá lạc quan khi đối mặt với sử thay đổi sắp tới. Giá dầu thế giới đã biến động nhiều trong khoảng 2 tháng qua. Bức tranh thị trường dầu mỏ đã bị biến dạng bởi cuộc tấn công nhà máy lọc dầu Abqaiq tháng 9 năm 2019 làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dầu tho và dầu HSFO của Arap Saudi. Dầu nhiên liệu đang ngày càng rẻ hơn, nhưng dấu hiệu tăng giá của nhiên liệu Diesel bắt đầu xuất hiện. Suy thoái kinh tế, đáng chú ý là Trung Quốc đã gây suy giảm nhu cầu Diesel và điều này ảnh hưởng tới giá dầu. 

Chúng ta hy vọng sẽ chứng kiến mức chênh lệch giữa dầu nhiên liệu và dầu Diesel sẽ mở rộng hơn nữa vào quý IV năm 2019.

Hiện có hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam đã thống nhất thực hiện quy định mức lưu huỳnh của dầu nhiên liệu hàng hải theo IMO 2020. Đây là một chủ đề rất được quan tâm của các chủ thể trong chuỗi cung ứng hàng hải. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ trình bày một số tác động liên quan đến tác động môi trường và thị trường dầu mỏ cũng như thị trường dầu nhiên liệu hàng hải.

QUỐC GIA NÀO SẼ LÀM CHỦ THỊ TRƯỜNG DẦU NHIÊN LIỆU SAU NGÀY 01/01/2020

Các cường quốc vận tải biển đều tích cực chuẩn bị cho sự thay đổi nhiên liệu khi áp dụng quy định IMO 2020. Theo thông tin của thị trường vận tải dầu thô thế giới, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc không có dấu hiệu giảm. Hiện nay hợp đồng thuê các tàu chở dầu siêu lớn chủ yếu là Trung Quốc. Điều đó báo hiệu các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang có kế hoạch tăng cường hoạt động vào cuối năm nay khi ngành hàng hải thế giới chuẩn bị chuyền sang sử dụng dầu nhiên liệu sách hơn và đảm bảo nguồn cung dầu mỏ sau những căng thẳng gần đây ở Trung Đông.

Theo nhà phân tích thị trường dầu mỏ (Jo Ringheim từ Artic Securities), Trung Quốc đang tăng đểu đặn hoạt động nhập khẩu nhiều dầu thô. Kết quả khảo sát của hãng tin Boomberg cho biết, hiện có 109 tàu chở dầu thô siêu lớn đang hướng về quốc gia này. Thông tin này trùng hợp với việc chuyển đổi toàn cầu sang loại nhiên liệu ít ô nhiễm hơn theo quy định của quy định IMO 2020 nhằm tăng nhu cầu sử dụng đối với sản phẩm VLSFO và Diesel. Sau thời kỳ bảo dưỡng và nâng cao năng lực, công suất lọc dầu của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể, tổng cộng công xuất lọc dầu của Trung Quốc là 13.8 triệu thùng/ngày so với mức 12 triệu thùng/ngày vào tháng 6 năm 2018. Đóng góp lớn nhất của việc tăng năng lực lọc dầu của Trung Quốc là đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu cỡ lớn ở Triết Giang. Thị trường lĩnh vực vận chuyển dầu thô đã hiện rõ hình ảnh nhiều tàu chở dầu thô siêu lớn đang hướng về khu vực Viễn Đông, Trung Quốc nhằm gia tăng dự trữ dầu và giảm thiểu tác động do căng thẳng địa chính trị khu vực Trung Đông.

Vũ Minh Phú

Tham khảo thông tin từ : Wood Mackenzie và Bloomberg