Những rào cản đối với việc áp dụng năng lượng tái tạo cho các cảng biển tại khu vực Hải Phòng (Phần 2)
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi tham khảo các quản lý doanh nghiệp cảng về những rào cản trong việc triển khai áp dụng nguồn năng lượng tái tạo tại cảng Xanh đã cho thấy rằng: một số chỉ tiêu như đã đề cập ở trên khó được lượng hóa. Vì thế, tiếp cận phương pháp đánh giá thông qua lấy ý kiến chuyên gia bằng khảo sát, phỏng vấn là rất cần thiết. Delphi là một phương pháp phù hợp để thu thập kiến thức từ chuyên gia ở các thời điểm khác nhau. Đây là phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên đánh giá của các cá nhân được xác định là chuyên gia về chủ đề đang được xem xét. Ở Việt Nam, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về đánh giá hoặc xác định chỉ số liên quan đến giám sát và đánh giá (M&E) thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững [13], [14]. Thông qua quá trình lấy ý kiến từ các chuyên gia về lĩnh vực năng lượng tái tạo tại cảng biển đã giúp cho những vấn đề nghiên cứu định tính trở nên chính xác hơn. Nhóm chuyên gia là những người quản lý hoạt động cảng, năng lượng tái tạo hoặc những chuyên gia có chuyên môn và kiến thức khoa học phù hợp với chủ đề nghiên cứu. Dưới đây là các vòng để thực hiện phương pháp.
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
Chỉ tiêu |
Số lượng |
Phần trăm |
Giới tính Nam Nữ |
8 4 |
66,7 33,3 |
Thời gian làm việc Dưới 5 năm Từ 5 – 10 năm Từ 10 – 15 năm Trên 15 năm |
3 6 2 1 |
25 50 16,7 8,3 |
Cơ quan Sở Kế hoạch Đầu tư Sở Khoa học Công nghệ Cảng biển Phòng Năng lượng tái tạo |
1 2 7 2 |
8,3 16,7 58,3 16,7 |
Bảng 1. Thông tin đối tượng khảo sát
Vòng 1:
Trong nghiên cứu này, 12 người được lựa chọn là những chuyên gia có đầy đủ kiến thức và trình độ chuyên môn không chỉ trong nước mà còn ở phạm vi quốc tế. Theo thông tin tổng hợp ở Bảng 1, có 4 chuyên gia làm tại cảng biển, 6 người làm tại cơ quan quản lý nhà nước là Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Khoa học công nghệ, và 2 người làm tại phòng năng lượng tái tạo.
Quá trình khảo sát ý kiến từ các chuyên gia được thực hiện dưới hình thức “ẩn danh”. Tiếp theo, các chuyên gia sẽ nhận được câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu, bảng câu hỏi sẽ được thành lập bởi nhóm nghiên cứu bao gồm các nội dung như: giới tính, độ tuổi, số năm kinh nghiệm làm việc, nơi công tác hiện tại, các rào cản đối với áp dụng năng lượng tái tạo tại cảng biển. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đặt câu hỏi cho các chuyên gia như sau: Chuyên gia hãy cho biết có những yếu tố nào đang cản trở hay gây khó khăn trong việc áp dụng năng lượng tái tạo tại cảng biển hiện nay. Các chuyên gia sẽ đánh giá và đưa ra ý kiến với câu hỏi nghiên cứu, sau đó tất cả các ý kiến sẽ được tổng hợp lại.
Kết thúc Vòng 1, các ý kiến khác nhau từ các chuyên gia đã được nhóm nghiên cứu tổng hợp lại. Sau khi tiến hành hoạt động sàng lọc, loại bỏ những ý kiến trùng lặp thì nhóm thu được 8 ý kiến đánh giá đó là: Thiếu chính sách cụ thể, Thiếu nguồn cơ sở dữ liệu, Thiếu nguồn các thiết bị và xây lắp, Thiếu nguồn nhân lực, Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Thiếu vốn đầu tư ban đầu, Thiếu nhu cầu sử dụng, và Thiếu sự đồng bộ.
Vòng 2:
Tiếp theo, 8 ý kiến này sẽ được lập thành một bảng khảo sát và gửi tới các chuyên gia ở Vòng 2. Tại Vòng 2, các chuyên gia sẽ tiếp tục đánh giá và thể hiện mức độ đồng ý của mình theo thang đo từ 1 đến 5: (1) Thể hiện rằng yếu tố rất không quan trọng; (2) Thể hiện rằng yếu tố không quan trọng; (3) Thể hiện rằng yếu tố bình thường; (4) Thể hiện rằng yếu tố quan trọng;
(5) Thể hiện rằng yếu tố rất quan trọng. Sử dụng quy tắc KAMET của phương pháp để đưa ra mức độ đánh giá quan trọng của mỗi chỉ số ở từng giai đoạn khác nhau trên cơ sở đánh giá tổ hợp các giá trị thống kê bao gồm Trung vị (Md); Độ lệch tứ phân vị (Qi); Giá trị trung bình (M). Mỗi yếu tố sẽ được tính toán, nếu M ≥ 3,5, Q ≤ 0,5 thì yếu tố được chấp nhận.
Rào cản |
Số lượng chuyên gia với các mức độ của sự đồng ý |
M |
Md |
Q |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
||||
1. Thiếu các chính sách ưu đãi cụ thể dành cho các cảng biển sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. |
0 |
0 |
0 |
7 |
5 |
4,42 |
4 |
0,11 |
2. Thiếu nguồn cơ sở dữ liệu về năng lượng tái tạo dành cho các doanh nghiệp cảng biển đánh giá, áp dụng khi đầu tư. |
0 |
0 |
1 |
7 |
4 |
4,25 |
4 |
0,11 |
3. Thiếu các nguồn thiết bị và xây lắp cho năng lượng tái tạo (VD: turbin gió, acquy tích điện mặt trời,...). |
0 |
1 |
1 |
7 |
3 |
4 |
4 |
0,09 |
4. Thiếu nguồn nhân lực hiện nay thiếu kỹ năng, thông tin, kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực mới - điện tái tạo. |
0 |
1 |
2 |
6 |
3 |
3,92 |
4 |
0,19 |
5. Thiếu hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam phục vụ cho phát triển năng lượng tái tạo. |
0 |
1 |
0 |
7 |
4 |
4,17 |
4 |
0,11 |
6. Thiếu vốn đầu tư và thiếu khả năng tiếp cận nguồn tài chính đầy đủ cho dự án năng lượng tái tạo. |
0 |
0 |
0 |
8 |
4 |
4,33 |
4 |
0,11 |
7. Thiếu nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo vào các hoạt động khai thác cảng. |
2 |
5 |
2 |
3 |
0 |
2,5 |
2 |
0,3 |
8. Thiếu tính đồng bộ trong hệ thống xây dựng và quản lý năng lượng tái tạo tại cảng. |
2 |
4 |
1 |
5 |
0 |
2,75 |
2,5 |
0,33 |
Bảng 2. Bảng kết quả đánh giá của các chuyên gia tại Vòng 2
Theo kết quả tổng hợp từ Bảng 2, chỉ ra 6 rào cản việc áp dụng năng lượng tái tạo tại các cảng biển Hải Phòng. Trong đó, rào cản Thiếu các chính sách cụ thể có M=4,42; Md=4 và Q=0,11. Rào cản Thiếu nguồn cơ sở dữ liệu có M=4,25; Md=4 và Q=0,11. Rào cản Thiếu các nguồn thiết bị và xây lắp có M=4; Md=4 và Q=0,09. Rào cản Thiếu nguồn nhân lực có M=3,92; Md=4 và Q=0,19. Rào cản Thiếu hạ tầng kỹ thuật có M=4,17; Md=4 và Q=0,11. Rào cản Thiếu vốn đầu tư có M=4,33; Md=4 và Q=0,11. Thiếu các chính sách cụ thể như ưu đãi về thuế, phí tài nguyên, môi trường, thương mại hay những chính sách đầu tư, ưu đãi, ân hạn, bảo lãnh của các tổ chức quốc tế. Thiếu nguồn cơ sở dữ liệu như số liệu gió, cường độ ánh sáng mặt trời, năng lượng sinh khối, chỉ số cháy,... Còn thiết các thiết bị, nhà máy, cần trục khổng lồ, xe siêu trường, siêu trọng, xà lan và tàu thuyền chuyên chở. Thiếu nguồn nhân lực thiếu kỹ năng và thông tin, kiến thức về năng lượng tái tạo. Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, bảo dưỡng, bảo hiểm. Thiếu vốn đầu tư và thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho các dự án năng lượng tái tạo tại cảng.
4. Kết luận
Thông qua kết quả nghiên cứu, đã chỉ ra được những rào cản, khó khăn với các doanh nghiệp trong việc áp dụng năng lượng tái tạo vào xây dựng cảng xanh. Đồng thời, thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp có thể xác định được những phương hướng xây dựng, bàn bạc cụ thể đưa ra những chính sách, bổ sung và có những chiến lược hiệu quả trong việc củng cố, nâng cao nguồn cơ sở phục vụ cho việc áp dụng năng lượng tái tạo.
Những thiếu sót về cơ chế quản lý, chính phủ đã được nhìn thấy thông qua kết quả nghiên cứu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhận biết được yếu tố làm tồn đọng, cản trở việc áp dụng năng lượng tái tạo vào Cảng biển. Trong đó, rào cản thiếu các chính sách cụ thể dành cho doanh nghiệp cảng biển khi áp dụng năng lượng tái tạo là yếu tố quan trọng nhất theo đánh giá của các chuyên gia. Rào cản được đánh giá quan trọng thứ hai đó là thiếu nguồn cơ sở dữ liệu và thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Qua đó, đề xuất, tạo dựng những chính sách cụ thể về đầu tư, thuế,... khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt chú trọng xây dựng các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan. Bên cạnh đó, chính phủ cần hoạch định, sửa đổi, bổ sung thêm những kế hoạch, phương án nhằm nâng cao chất lượng về cơ sở dữ liệu, thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và những chính sách phát triển thu hút vốn đầu tư tạo đà phát triển năng lượng tái tạo vào Cảng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
Lời cảm ơn
Nguyên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: SV22-23.47.
Lê Sơn Tùng, Nguyễn Minh Phương, Trần Ngọc Thảo, Lê Quỳnh Anh
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] E. Mora, J. Orejas et al. (2005), Development of a system of indicators for sustainable port management, in Marine Pollution Bulletin, Vol.50, pp.1649-1660.
[2] H. Davarzani, B. Fahimnia et al. (2016), Greening ports and maritime logistics: A review, in Transportation Research Part D. Vol.48, pp.473-487.
[3] M. Engelken, B. Römer et al. (2016), Comparing drivers, barriers, and opportunities of business models for renewable energies: A review, in Renewable and Sustainable Energy Reviews, Vol.60, pp.795-809.
[4] J. Lam, T. Notteboom (2014), The Greening of Ports: A Comparison of Port Management Tools Used by Leading Ports in Asia and Europe, in Transport Reviews: A Transnational Transdisciplinary Journal, pp.169-189.
[5] A. Ng, S. Song (2010), The environmental impacts of pollutants generated by routine shipping operations on ports, in Ocean & Coastal Management, Vol.53, pp.301-311.
[6] A. Barragán-Escandón, D. Nieves et al. (2022), Barriers to renewable energy expansion: Ecuador as a case study, in Energy Strategy Reviews, Vol.43.
[7] H. Haberl (2001), The Energetic Metabolism of Societies. Part I: Accounting Concepts, in Journal of industrial ecology, pp.11-33.
[8] Lê Xuân Định, Nguyễn Mạnh Quân và cộng sự (2015). Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam. Cục thông tin KH&CN quốc gia.
[9] A. Aslani, A. Mohaghar (2013), Business structure in renewable energy industry: Key areas, in Renewable and Sustainable Energy Reviews, pp.569-575.
[10] Báo Đồng Nai (2021), Tìm đâu nguồn nhân lực cho ngành năng lượng tái tạo?, http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/202112/ti m-dau-nguon-nhan-luc-cho-nganh-nang-luong- tai-tao-3097234/index.htm
[11] Bộ Công thương (2022), Trung tâm năng lượng tái tạo: Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, https://congthuong.vn/trung-tam- nang-luong-tai-tao-thuc-day-dao-tao-nguon-
nhan-luc-chuyen-giao-cong-nghe-172030.html
[12] Y. Solangi, C. Longsheng et al. (2021), Assessing and overcoming the renewable energy barriers for sustainable development in Pakistan: An integrated AHP and fuzzy TOPSIS approach, in Renewable Energy, pp.209-222.
[13] T. Chu, T. Huynh et al (2017), Developing the Indicators for Monitoring the Adaptation Actions for Quang Ngai Province, Viet Nam.
[14] Trần Văn Ý, Ngô Văn Trí và cộng sự (2014), Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên, Tạp chí các Khoa học về Trái đất.
Bài viết liên quan
- Đánh giá thực thi Phụ lục VI Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu thuyền tại Việt Nam (Phần 1) (26/08/2024)
- Điều tra các nhân tố tác động đến hoạt động chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics tại khu vực Hải Phòng (19/07/2024)
- Nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về tàu mặt nước tự vận hành và tác động tới quy định của quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (22/05/2024)
- Phân tích tác động tổng thể của chuyển đổi số đến hoạt động của tàu biển (23/04/2024)
- Xây dựng hệ thống bảo trì theo kế hoạch cho tàu huấn luyện VMU Việt – Hàn (22/12/2023)
- Rủi ro hàng hải: Tổng quan và xu hướng nghiên cứu (20/11/2023)
- Vai trò của Unclos trong việc kiểm soát ô nhiễm dầu tàu trên các vùng biển khác nhau (19/10/2023)
- Những rào cản đối với việc áp dụng năng lượng tái tạo cho các cảng biển tại khu vực Hải Phòng (Phần 1) (21/06/2023)
- Đặc thù của khung pháp lý đầu tư xây dựng mới cảng biển, minh họa qua dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện – hợp phần B – giai đoạn khởi động (18/08/2023)
- Phân tích so sánh hiệu quả khai thác của các bến cảng container khu vực cảng biển Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2022 (21/07/2023)