Cơ hội cho cảng biển Việt Nam
Các cảng biển ở Việt Nam đang ngày càng đón nhiều tàu có kích cỡ lớn. Đây là do xu hướng phát triển kích cỡ tàu biển. Điều này đã tạo nên nhiều cơ hội cho cảng biển Việt Nam phát triển.
Nhiều tuyến vận tải biển ra thế giới
Theo thống kê của Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT), Cảng Cái Mép lại đón khoảng 4 tuyến dịch vụ đi hai bờ nước Mỹ và nội Á. Đây là một trong những cảng biển thuộc khu cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Đáng chú ý, CMIT có thể tiếp nhận những tàu biển có trọng tải lớn hiện nay, lên tới 214.000 DWT và đón được những tuyến tàu mẹ ra vào cảng.
Theo thống kê của Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Việt Nam đã thiết lập được khoảng 30 tuyến dịch vụ tàu mẹ đi Mỹ, Châu Âu. Đáng chú ý, các tuyến tàu chủ yếu ra vào hai cảng nước sâu Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng) và Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Số lượng này đã hơn hẳn một số cảng biển khác tại khu vực Đông Nam Á như Jakarta – Indonesia (3 tuyến), Tanjung Pelepas – Malaysia (14 tuyến), Laem Chabang – Thái Lan (11 tuyến).
Bên cạnh đó, số tuyến tàu container quốc tế cũng ngày càng tăng trưởng. Tính đến hết năm 2023, từ Cái Mép – Thị Vải đã thiết lập được khoảng 33 tuyến và tại Lạch Huyện có khoảng 13 tuyến. Sản lượng tàu mẹ thông qua các cảng tại hai khu vực cũng ngày càng tăng trưởng với khu vực Lạch Huyện hiện đã đạt hơn 1 triệu Teus hàng hóa và tại Cái Mép đạt khoảng 5 triệu Teus.
Không chỉ vậy, kích cỡ tàu vào hai khu cảng nước sâu gia tăng nhanh chóng. Hiện nay, số tuyến dịch vụ khai thác tàu kích cỡ trên 80.000 DWT cập tại Cái Mép chiếm trên 63% và tại Lạch Huyện chiếm 38%.
Việc thiết lập các tuyến dịch vụ tàu mẹ giúp hàng hóa Việt Nam không phải trung chuyển qua các cảng khác, là tín hiệu đáng mừng cho việc Việt Nam sẽ giảm dần và sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào các cảng trung chuyển của khu vực, giảm chi phí logistics.
Lợi thế từ cảng nước sâu
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, những năm trở lại đây, đội tàu chở hàng thế giới ngày càng tăng trưởng về trọng tải và kích cỡ nhằm tối ưu hóa chi phí khai thác và nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là các tàu container với thế hệ các siêu tàu cỡ 23.000 – 24.000 Teus ra đời. Với sự phát triển của các tàu trọng tải và kích cỡ lớn, giai đoạn vừa qua đã chứng kiến những sự chuyển dịch về hàng hóa từ cảng biển ra các cảng nước sâu.
Ở Việt Nam, hàng hóa từ cảng biển TP Hồ Chí Minh có sự chuyển dịch sang cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu (khu vực Cái Mép – Thị Vải). Theo đó, tỷ trọng hàng hóa qua của cảng biển TP Hồ Chí Minh giảm từ 61,8% (năm 2015) xuống 55,1% (năm 2022), hàng container giảm từ 76,3% (năm 2015) xuống 46,7% (năm 2022). Trong khi đó, tỷ trọng hàng hóa qua cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu tăng từ 31,7% (năm 2015) lên 36,6% (năm 2022). Hàng container tăng từ 19,3% (năm 2015) lên 48,2% (năm 2022).
Đây là điều chứng minh cho xu hướng tất yếu của ngành hàng hải trong bối cảnh các hãng tàu trên thế giới dần gia tăng kích cỡ tàu nhằm tối ưu hóa thời gian và tiết kiệm chi phí logistics quốc tế bởi tàu càng lớn, yêu cầu về mớn nước càng cao. Vì thế, các cảng nước sâu đáp ứng được cho các tàu lớn.
Cũng vì thế, làm sao để thúc đẩy phát triển các cảng nước sâu, thu hút nhiều tàu lớn ra vào cảng biển Việt Nam và cạnh tranh được với các cảng biển trong khu vực cũng là bài toán được đặt ra với ngành hàng hải. Đây cũng là cơ hội đối với cảng biển Việt Nam.
GT
Bài viết liên quan
- Khai thác tiềm năng vận tải thủy phía bắc (22/08/2024)
- Mở rộng giao thông đường thủy (19/07/2024)
- Cảng biển trung chuyển quốc tế của Việt Nam: Tìm cơ hội (21/05/2024)
- Tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp đóng tàu (19/04/2024)
- Cơ hội phát triển ngành đóng tàu Việt Nam (21/12/2023)
- Cảng biển Việt Nam: Phát triển ngày càng nâng cao (21/12/2023)
- Xây dựng đồng bộ đội tàu và hạ tầng cảng biển (17/11/2023)
- Đầu tư, nâng cấp cảng biển đón tàu lớn như thế nào cho phù hợp? (19/10/2023)
- Thông tư số 16 gỡ vướng đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa (21/09/2023)
- Lợi ích khi cảng biển hợp tác với hãng tàu nước ngoài (18/08/2023)