Độc lạ “tour du lịch” ngắm xác tàu Titanic dưới đáy đại dương
Đã hơn 100 năm kể từ khi con tàu Titanic chìm xuống đáy đại dương. Hiện con tàu đang dần bị phân hủy ở độ sâu 3.800 mét dưới đáy Đại Tây Dương, cách bờ biển Canada 400 hải lý. Nhiều người vẫn luôn mong ước một lần được ngắm nhìn dáng vẻ của con tàu nổi tiếng, nhưng thật khó để có thể đưa họ xuống một độ sâu như vậy mà vẫn đảm bảo an toàn.
Mới đây, công ty du lịch mạo hiểm có trụ sở tại Hoa Kỳ OceanGate công bố tour du lịch thám hiểm tàu Titanic với giá 250.000 euro, khởi động vào tháng 5/2023.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ ( NASA) sẽ phối hợp để thiết kế chiếc tàu lặn sâu duy nhất trên thế giới có khả năng tiếp cận độ sâu của Titanic với với sức chứa 5 người.
Theo OceanGate, tính đến nay chưa đầy 250 người được tận mắt chứng kiến tàu Titanic và khung cảnh đổ nát xung quanh tàu. Vì vậy, những người tham gia tour không phải là khách du lịch thông thường mà còn là những người “mang sứ mệnh thám hiểm”. Để đủ điều kiện tham gia tour, hành khách phải đủ 18 tuổi và có đủ sức khỏe để leo trèo và mang vác vật nặng.
Nếu được chọn, hành khách sẽ phải tham gia vào một khóa đào tạo trước khi bước vào hành trình 8 ngày dưới đáy đại dương. Bên cạnh phát triển du lịch, các cuộc thám hiểm còn là một phần của dự án nghiên cứu kéo dài nhiều năm về tàu Titanic và hệ sinh thái xung quanh tàu.
Mặc dù gọi là “tour du lịch”, nhưng thực chất bạn cần hỗ trợ đội nhóm thu thập hình ảnh, video, đồng thời tiến hành quét laze và sonar để thu thập dữ liệu đánh giá tình trạng phân hủy của xác tàu. Mục đích của chuyến đi sau cùng là để phục vụ mục đích khoa học Vì vậy, bạn sẽ giống như một nhà thám hiểm hay một nhà khoa học chứ không phải là một người đi du lịch nghỉ dưỡng.
Ngoài chuyến thám hiểm xác tàu Titanic, công ty OceanGate cũng tổ chức các chuyến lặn sâu ở kênh Great Bahama và hẻm Hudson Canyon huyền bí, nơi được ví như Grand Canyon dưới đại dương, trong đó Grand Canyon là tên một khe núi rất rộng lớn ở Mỹ.
Các cuộc thám hiểm cũng sẽ góp một phần vào các nghiên cứu về Titanic và hệ sinh thái đa dạng bên trong xác tàu.
T.H
Bài viết liên quan
- “An nam chiến thuyền thuyết” (Nói về thuyền chiến An Nam) (26/08/2024)
- Vài nét về siêu du thuyền Koru của tỉ phú Jeff Bezos (19/07/2024)
- Trở lại chuyện Bạch Thái Bưởi và vụ kiện con tàu Albert Sarraut (01/07/2024)
- Nước Nam biết đóng tàu máy đã hơn một trăm năm nay (22/05/2024)
- Xem lại hình ảnh những ngày đầu tiên xây dựng Cảng Ba Son (23/04/2024)
- Khufu: Thuyền gỗ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới (01/04/2024)
- Các lễ hội đua thuyền rồng ở Việt Nam và thế giới (02/02/2024)
- Kambojika Putta Khemara Tarei: Thuyền rồng dài nhất thế giới (02/02/2024)
- Những kỷ lục và kiệt tác liên quan đến rồng ở Việt Nam (02/02/2024)
- Mùa đông đi du lịch biển Việt Nam ở đâu? (22/12/2023)