Nikola Tesla – “Nhà phát minh ra thế kỷ XX”

Nikola Tesla sinh năm 1856 và mất năm 1943. Ông sinh ra ở Serbia và sau sang Mỹ sinh sống và làm việc, cống hiến cả đời cho khoa học. Tại sao ông lại được gọi là “Nhà phát mình ra thế kỷ XX”?. Cùng Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tìm hiểu nhé.

Nikola Tesla ở độ tuổi 40

Thuở nhỏ, Tesla theo học ngành kỹ thuật và vật lý. Năm 1884, khi mới 28 tuổi, ông di cư sang Mỹ. Có một điều không may trong chuyến vượt biển di cư này là vé, tiền bạc cùng một số hành lý của ông đã bị đánh cắp, và ông đã gần như bị ném xuống biển sau khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên tàu. Ông đến Mỹ chỉ có bốn xu trong túi, một lá thư giới thiệu, một vài bài thơ, và một phần đồ chưa bị đánh cắp. Tesla được thuê để làm việc cho Edison Machine Works. Công việc của Tesla bắt đầu với kỹ thuật điện đơn giản và nhanh chóng tiến triển để giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất của công ty. Tesla thậm chí còn được cung cấp các nhiệm vụ để thiết kế lại từ đầu máy phát điện một chiều của Công ty Edison.

Tesla có thể thiết kế lại máy phát điện và mô tơ lỗi thời không có hiệu quả của Edison, nâng cao cả hiệu quả kinh tế lẫn chất lượng. Theo lời Tesla, Edison đã nói rằng: “Nếu anh có thể làm được điều đó, chúng tôi sẽ trả anh 50 ngàn đô la”. Đây là một lời nói khó tin từ Edison, người mà trả lương một cách bủn xỉn, và không hề có đủ từng ấy tiền mặt. Sau nhiều tháng làm việc, Tesla hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu được giữ lời hứa. Edison bảo rằng ông chỉ nói đùa thôi. “Tesla à, anh không hiểu kiểu hài hước của người Mỹ chúng tôi”. Tesla hiểu rằng Edison thực sự sẽ không trả cho ông số tiền thưởng đó. Thay vào đó, Edison đề nghị chỉ nâng lương thêm 10 đô từ 18 đô một tuần cho Tesla. Bất mãn vì cho rằng mình đã bị lừa, cộng thêm do bất đồng về việc sử dụng dòng điện xoay chiều, Tesla đã nghỉ việc ngay sau đó.

Tesla làm việc trong văn phòng của mình tại số 8 West 40th Street

Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và nhiều doanh nghiệp lúc đó, Tesla quyết định thành lập phòng thí nghiệm và công ty ở thành phố này. Giai đoạn đầu, các thí nghiệm và thành công của ông trong lĩnh vực thiết bị điện và cơ khí. Động cơ cảm ứng dòng điện và xoay chiều cũng như các bằng sáng chế đã mang lại cho ông nguồn thu nhập đáng kể và thành nền tảng cho các phát minh của ông sau này. 

Tesla đã tiến hành một loạt các thí nghiệm với bộ tạo dao động cơ học (máy phát điện),  ống phóng điện và hình ảnh tia X sơ khai. Ông cũng chế tạo một chiếc thuyền điều khiển không dây, một trong những chiếc đầu tiên từng được trưng bày. Tesla trở nên nổi tiếng với tư cách là một nhà phát minh và đã thể hiện những thành tựu của mình trước những người nổi tiếng và những người bảo trợ giàu có tại phòng thí nghiệm của mình, đồng thời được ghi nhận về tài năng của mình tại các buổi thuyết trình trước công chúng. Trong suốt những năm 1890, Tesla đã theo đuổi ý tưởng của mình về chiếu sáng không dây và phân phối điện không dây trên toàn thế giới trong các thí nghiệm điện cao áp,  tần số cao của mình ở New York và Colorado Springs. Năm 1893, ông đưa ra tuyên bố về khả năng giao tiếp không dây với các thiết bị của mình. Tesla đã cố gắng đưa những ý tưởng này vào ứng dụng thực tế.

Tháp Wardenclyffe của Tesla ở Long Island, 1904

Người ta đã tính rằng, trong tất cả những sáng chế của Tesla thì có khoảng 300 phát minh được cấp bằng công nhận. Trong số đó, nhiều phát minh của ông đã làm thay đổi nhiều ngành khoa học kĩ thuật và đặt nền móng cho khoa học kĩ thuật thế kỉ XX cũng như nhiều thời gian sau này. Trong đó phải kể đến:

Cuộn dây Tesla: Cuộn dây Tesla là nền tảng cho phần lớn công việc của ông sau này. Tesla bị hấp dẫn bởi điện tần số cao và muốn khai thác nó. Tesla đã thử chế tạo máy phát điện có thể chạy ở tốc độ cao, nhưng chúng bị hỏng ở tốc độ 20.000 vòng/giây. Từ đó, cuộn dây Tesla đã ra đời. Cuộn dây Tesla là một máy biến áp cộng hưởng bao gồm hai cioonj dây phản xạ năng lượng qua lại, tạo ra dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp cực cap. Tesla đã sử dụng cuộn dây để tiến hành thí nghiệm tiên tiến trong điện chiếu sáng, điện xung trị liệu và truyền tải điện năng không dây.

Máy phát phóng đại: Đây là thiết bị tìm cách khai thác sức mạng của cuộn dây Tesla để tạo ra nguồn điện không dây cho nhân loại. Tesla phát hiện rằng, khi kết nối một sợi dây kim loại với một máy phát phóng đại, ông có thể cung cấp năng lượng cho cả phòng thì nghiệm của mình. Để chứng minh phát hiện này, ông đã trình diễn bằng cách chiếu sáng bóng đèn không dâu. Máy phát có thể chiếu sáng bóng đèn cách xa 1 km

Động cơ cảm ứng: Động cơ cảm ứng còn gọi là động cơ không đồng bộ, chạy bằng dòng điện xoay chiều. Động cơ cảm ứng rất có ý nghĩa vì cải thiện hiệu quả sản xuất năng lượng và chứng minh việc phân phối điện đường dài là khả thi.

Thuyền điều khiển bằng sóng vô tuyến: Năm 1898, tại Madison Square Garden, Tesla đã cho ra mắt chiếc thuyền điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Tesla nói rằng đó là nền tảng cho sự ra đời của robot học, một lĩnh vực sẽ giải phóng sức lao động của con người. Thực tế, ban đầu ông đã bị từ chối cấp bằng sáng chế vì ý tưởng của ông quá khó tin.

Những ý tưởng khác của ông về: động cơ cảm ứng, thủy điện, đèn neon, vô tuyến truyền thanh (radio), Tubile Tesla, ảnh chụp Xquang, dòng điện xoay chiều, tia tử thần đều là những phát minh đóng góp rất quan trọng của Tesla đối với khoa học của thế kỉ XX. Chính vì những đóng góp đó mà người ta gọi ông là “Nhà phát minh ra thế kỷ XX”.

Một số hình ảnh về Tesla:

Một ánh sáng của nitơ lấp đầy bầu khí quyển. Tesla được chụp ảnh đang ngồi trước máy phát điện của mình.
Bức ảnh này được chụp vào năm 1899

Tesla nhận Huân chương Sư tử trắng từ Chính phủ Tiệp Khắc vào ngày 11/7/1937


John T. Morris, Victor Beam và Tesla tạo dáng với máy phát điện

Nikola Tesla và một trong những phát minh của ông. Hình ảnh này được chụp vào năm 1916


Tesla trình diễn khả năng truyền tải điện không dây trong phòng thí nghiệm phố Houston của ông vào tháng 3/1899

Tesla, với cuốn sách của Roger Boskovich, “Theoria Philosophiae Naturalis,” trước cuộn dây xoắn ốc
của máy biến áp tần số cao của ông tại East Houston St. 46, New York

                                                                                 Nguyên Phong tổng hợp