Du lịch bản văn hóa Sin Suối Hồ
Bản Sin Suối Hồ nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển, nằm trên dãy Hoàng liên sơn, có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, có hệ sinh thái rừng tự nhiêm quanh bản, thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, có nền văn hóa dân tộc Mông độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tôc, nhân dân trong bản có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường,… từ đó đã tạo nên một điểm du lịch hội tụ đầy đủ các yếu tố hấp dẫn du khách đến tham quan, du lịch.
Một con đường trong bản Sin Suối Hồ
Xã Sin Suối Hồ là một trong những xã biên giới thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, có đoạn đường biên giới dài 3,997km, phía bắc giáp với huyện Kim Bình - Vân Nam - Trung Quốc, phía nam giáp với xã Tả Lèng và xã Thèn Sin của huyện Tam Đường, phía đông giáp với xã Sảng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, phía tây giáp với xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, với tổng diện tích tự nhiên là 9.186,35 ha.
Toàn xã có 10 bản, 914 hộ 4.745 khẩu với 2 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 70% dân số, Dân tộc Dao 28,7% dân số, còn lại là dân tộc khác, Bà con nhân dân xã Sin Suối Hồ chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt các loại cây hoa màu, cây ăn quả, cây sơn tra, cây thảo quả, cây hoa địa lan, chăn nuôi đại gia xúc, gia cầm… Bản Sin Suối Hồ có diện tích đất tự nhiên 830,4ha, nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 35km, cách trung tâm xã 1,3km, nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm, có hệ thống sinh cảnh đa dạng và phong phú, con người nơi đây sinh sống gần gũi với nhiên nhiên với 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, gồm 129 hộ. Bà con nhân dân bản Sin Suối Hồ chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, thảo quả, trồng câu ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi, trồng hoa địa lan trần mộng,… và làm dịch vụ du lịch.
Chợ phiên Sin Suối Hồ
Mua – bán tại chợ Sin Suối Hồ
Bản Sin Suối Hồ có một số địa điểm, dịch vụ du lịch hấp dẫn như: Tham quan khuôn viên bản: bản Sin Suối Hồ nằm trong một khung cảnh núi rừng hùng vĩ, với những vườn địa rộng bát ngát, trải dài hai bên đường, tham quan không gian văn hóa, tìm hiểu đời sống sinh hoạt, nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mông như phong tục, tập quán, tham quan các hộ làm dịch vụ homestay mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, cảm nhận sự gần gũi, thân thiện của thiên nhiên, con người nơi đây. Tham quan các nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc mông như: Vẽ sáp ong trên vải lanh, hệ thống nhà trình tường, trải nghiệm đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng cao, thưởng thức các món ăn dân tộc, tắm lá thuốc cũng như thưởng thức, giao lưu các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc,…
Phụ nữ người Mông tranh thủ thêu trong lúc bán hàng
Hay như du lịch chợ phiên Sin Suối Hồ. Chợ phiên Sin Suối Hồ được xây dựng từ năm 2014, được tu sửa, tôn tạo vào năm 2018, hoạt động vào sáng thứ 7 hàng tuần, đây là nơi giao thương của đông đảo bà con nhân dân trên toàn xã cũng như những tiểu thương từ các xã, huyện lân cận và thành phố Lai Châu đến giao lưu, buôn bán. Mặt hàng chủ yếu tại phiên chợ là các đồ dùng sinh hoạt, trang phục, rau, củ, quả, gia súc, gia cầm,… cũng như các sản phẩm do các tiểu thương chuyển tới để giao lưu, buôn bán.
Ngoài ra, đến Sin Suối Hồ, du khách được trải nghiệm và khám phá nghề dệt, may truyền thống của người Mông ở đây.
Một số hình ảnh ở Sin Suối Hồ:
Nhiều hoạt động thiện nguyện của các nhà hảo tâm ở phương xa đến phát tặng áo cho trẻ con tại chợ Sin Suối Hồ
Một em bé người Mông theo mẹ đến chợ
Vẽ sáp ong – một công đoạn khó trong quá trình làm ra một bộ váy của người Mông
Phụ nữ Sin Suối Hồ phơi vải
Phụ nữ Sin Suối Hồ may các chi tiết của váy người Mông
Lí Học - Cao Cường
Bài viết liên quan
- “An nam chiến thuyền thuyết” (Nói về thuyền chiến An Nam) (26/08/2024)
- Vài nét về siêu du thuyền Koru của tỉ phú Jeff Bezos (19/07/2024)
- Trở lại chuyện Bạch Thái Bưởi và vụ kiện con tàu Albert Sarraut (01/07/2024)
- Nước Nam biết đóng tàu máy đã hơn một trăm năm nay (22/05/2024)
- Xem lại hình ảnh những ngày đầu tiên xây dựng Cảng Ba Son (23/04/2024)
- Khufu: Thuyền gỗ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới (01/04/2024)
- Các lễ hội đua thuyền rồng ở Việt Nam và thế giới (02/02/2024)
- Kambojika Putta Khemara Tarei: Thuyền rồng dài nhất thế giới (02/02/2024)
- Những kỷ lục và kiệt tác liên quan đến rồng ở Việt Nam (02/02/2024)
- Mùa đông đi du lịch biển Việt Nam ở đâu? (22/12/2023)