Nhu cầu nguồn nhân lực ngành đóng tàu - Thực trạng và giải pháp
Ngày 15/04, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: “Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Đóng tàu - Thực trạng và Giải pháp” dưới sự chủ trì của PGS. TS. Đỗ Quang Khải – Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Đóng tàu.
PGS.TS. Đỗ Quang Khải – Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng khoa Đóng tàu chủ trì Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Trần Ngọc Tú - Phó trưởng Khoa Đóng tàu, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cho biết: Khoa Đóng tàu có nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo như: Đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm; cơ sở vật chất hiện đại; chương trình đào tạo đáp ứng điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, Khoa Đóng tàu đang trực tiếp quản lý 2 chuyên ngành đại học chính quy, cấp bằng kỹ sư với thời gian đào tạo là 4,5 năm gồm: thiết kế tàu và công trình ngoài khơi; đóng tàu và công trình ngoài khơi.
PGS.TS. Trần Ngọc Tú - Phó trưởng Khoa Đóng tàu báo cáo tại Hội nghị
Hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành Đóng tàu ngày càng lớn. Năm 2020, nhiều công ty đóng tàu có trụ sở ở miền Bắc đã gửi công văn tuyển dụng kĩ sư về Khoa Đóng tàu, thống kê nhu cầu cần 47 kĩ sư. Nhu cầu tuyển dụng kĩ sư năm 2021 của các doanh nghiệp Đóng tàu cao hơn năm trước, trong đó khối các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ có sự gia tăng rõ nhất. Thống kê từ các nguồn, nhu cầu tuyển dụng khoảng 100 kĩ sư/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tuyển sinh ngành học này tại Nhà trường liên tục sụt giảm về số lượng cũng như chất lượng đầu vào dẫn đến tình trạng “cung không đủ cầu”.
Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp tham gia đã đóng góp nhiều ý kiến về nguyên nhân và giải pháp của tình trạng nguồn nhân lực ngành Đóng tàu.
Ông Nguyễn Hồng Việt – Trưởng phòng Quy phạm Cục Đăng kiểm Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Bà Trần Thị Hồng Nhung – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nosco Shipyard phát biểu tham luận
GS.TS Lê Viết Lượng – Nguyên trưởng Khoa Cơ khí nay là Viện Cơ Khí, trường Đại học Hàng hải Việt Nam
phát biểu tại Hội thảo
Như vậy, giải pháp khắc phục tình trạng “khát nhân lực đóng tàu” được đưa ra là: tích cực tuyên truyền, kết nối trau dồi nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập tại nhà máy, có các chính sách học bổng khuyến khích cho các khoa ngành hàng hải, học bổng hỗ trợ các sinh viên, cam kết làm việc tại nhà máy sau tốt nghiệp; đề xuất với các cơ quan quản lý về nhu cầu nguồn nhân lực và chính sách ưu đãi để phát triển nhân lực ngành Đóng tàu trong tương lai.
Trung Kiên
Bài viết liên quan
- Khai thác tiềm năng vận tải thủy phía bắc (22/08/2024)
- Mở rộng giao thông đường thủy (19/07/2024)
- Cảng biển trung chuyển quốc tế của Việt Nam: Tìm cơ hội (21/05/2024)
- Tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp đóng tàu (19/04/2024)
- Cơ hội cho cảng biển Việt Nam (25/03/2024)
- Cơ hội phát triển ngành đóng tàu Việt Nam (21/12/2023)
- Cảng biển Việt Nam: Phát triển ngày càng nâng cao (21/12/2023)
- Xây dựng đồng bộ đội tàu và hạ tầng cảng biển (17/11/2023)
- Đầu tư, nâng cấp cảng biển đón tàu lớn như thế nào cho phù hợp? (19/10/2023)
- Thông tư số 16 gỡ vướng đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa (21/09/2023)